Bài cuối: Cần nhiều hình thức khuyến khích việc đọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc hình thành niềm đam mê đọc sách cho các em nhỏ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là hết sức quan trọng. Trước tình trạng văn hóa đọc ngày càng đi xuống như hiện nay, công tác thư viện trong trường học cần có sự đổi mới, sáng tạo để thu hút học sinh đến với sách.

Thư viện thông minh
 

  Thư viện thông minh đem đến nhiều tín hiệu tốt giúp học sinh gần gũi với sách. Ảnh: Phương Linh
Thư viện thông minh đem đến nhiều tín hiệu tốt giúp học sinh gần gũi với sách.
Ảnh: Phương Linh

Thư viện thông minh là một dự án của Công ty Sam Sung Việt Nam khởi động từ tháng 9-2011 với mục tiêu xây dựng thư viện hiện đại cùng nhiều sách hay, hấp dẫn không chỉ cho các trường vùng sâu, vùng xa mà cho cả các trường ở thành phố lớn. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ tháng 11-2014, Công ty đã thực hiện mô hình Thư viện thông minh tại 3 trường: THCS Phạm Hồng Thái, THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) và THCS Chu Văn An (huyện Chư Sê). Theo đó, các trường THCS được Công ty Sam Sung Việt Nam cấp mới gần 2.000 quyển sách, băng đĩa; 3 máy tính bàn để truy cập, tìm kiếm thông tin; 5 kệ sách; 1 tivi và 1 bảng sáng tạo. Nhân viên thủ thư được cấp phần mềm giúp thuận lợi hơn trong việc quản lý, sắp xếp và cho mượn sách trong thư viện. Bước đầu, mô hình này đã đem lại những tín hiệu tích cực trong việc thu hút, lôi kéo học sinh đọc sách.

Các đầu sách được Công ty cấp mới trong dự án này rất đa dạng về nội dung, thể loại, đẹp về hình thức và phần lớn là sách mới phát hành. Trong đó, có thể thấy một lượng lớn các sách văn học, khoa học-xã hội, tự nhiên,... giúp các em học sinh có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp với sở thích của mình. “Trước khi có thư viện thông minh, em rất ít khi đến thư viện mượn sách. Bây giờ thì một tuần em đến 1 lần để trả và mượn sách mới bởi thiết bị tìm kiếm hiện đại và có nhiều sách hay hơn”-em Đặng Thị Nhật Mai (lớp 92, Trường THCS Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku) chia sẻ. Cùng nhận xét, em Phạm Nguyễn Mạnh Tiến (lớp 910, Trường THCS Nguyễn Du. TP. Pleiku) cảm thấy rất tiện lợi khi ở nhà em vẫn có thể tìm kiếm các sách mình cần trong thư viện thông qua trang web Thư viện thông minh của trường.

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga-nhân viên thư viện Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku) cho biết: “Từ lúc có thư viện thông minh, số lượng học sinh đến thư viện tăng vọt, trung bình 120 lượt/ngày. Cứ khoảng giờ giải lao giữa tiết hai là thư viện đông nghịt học sinh đến trả, mượn sách mới. Các đầu sách mới phong phú, mới lạ rất hấp dẫn đối với học sinh. Bên cạnh đó, thư viện thông minh giúp nhân viên thư viện chúng tôi trở nên năng động, hiện đại hơn trong công việc”. Mỗi ngày, nhân viên của thư viện thông minh như chị Nga phải giới thiệu một cuốn sách mới lên trang web của trường để các em học sinh theo dõi. Ngoài ra, các thủ thư cũng là người đi đầu trong việc phát động, thực hiện các cuộc thi do dự án thư viện thông minh tổ chức nhằm khuyến khích việc đọc sách cho học sinh như: sáng tác đoạn kết truyện cổ tích, đại sứ thư viện thông minh, sáng tạo tạp chí thư viện thông minh,...

Đẩy mạnh các hoạt động thư viện

 

Phong trào xây dựng tủ sách dùng chung của Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Grai được phát động thu hút sự quan tâm của các thầy-cô giáo và đông đảo học sinh. Mỗi năm, từ việc đóng góp bằng sách hoặc bằng tiền mà thầy trò nhà trường quyên góp được hơn 300 quyển sách, làm phong phú thêm hệ thống sách trong thư viện. Chị Lưu Thị Xuân-nhân viên thư viện nhà trường cho hay: “Chúng tôi định hướng việc đọc cho học sinh theo từng khối lớp, đồng thời phối hợp với giáo viên văn và Tổng phụ trách Đội tổ chức các buổi ngoại khóa, cuộc thi để khuyến khích học sinh đọc sách. Mặc dù 100% học sinh là người dân tộc thiểu số nhưng hầu hết các em đều rất thích đến thư viện để mượn sách, báo”. Kho sách phong phú của thư viện giúp cho học sinh có thêm nhiều lựa chọn, từ đó có hứng thú hơn với việc đọc sách. Em Rơ Lan Hanh (lớp 9B, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Grai) cho hay: “Hầu như ngày nào em cũng đến thư viện trường để đọc sách, báo, đặc biệt là mỗi lần sắp thi học kỳ hay khi trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu, ngoại khóa”.

Tiết học thư viện cũng là một trong những hoạt động đáng khích lệ của Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku) với nỗ lực kéo học sinh gần gũi sách hơn. Với thời lượng bằng một tiết học bình thường, các em học sinh được lựa chọn sách hoặc một câu chuyện, nghe, xem băng đĩa, sau đó thể hiện lại theo nhiều cách khác nhau như vẽ, mô phỏng lại bằng các mô hình,... rất phong phú, sinh động. Với cách thức tổ chức linh hoạt, các em học sinh đã trở nên hứng thú hơn rất nhiều với sách.

Trao đổi với P.V về công tác thư viện nói chung, bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh nhấn mạnh: “Ngày nay, để việc đọc trong giới trẻ được cải thiện, sách phải đi tìm người. Những người làm công tác thư viện như chúng tôi luôn trăn trở, tìm nhiều biện pháp để sách ngày càng phong phú, hấp dẫn, phù hợp với người đọc, đồng thời bằng nhiều phương pháp tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động hay, ý nghĩa nhằm đưa sách đến gần hơn với độc giả, đặc biệt là học sinh”.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.