Một lòng son sắt, thủy chung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 40 năm sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, chiến tranh và quá khứ đau thương đã lùi xa; nhà tù, trại giam còn lại là những chứng tích bi hùng của cả dân tộc dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc. Song, ký ức về một thời máu lửa ấy của các chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng, các đảng viên Đảng Cộng sản bị địch bắt tù đày mãi mãi không phai mờ. Càng cao quý và trân trọng hơn, khi chính những con người ấy, dù trong ngục tù hay trong cuộc sống đời thường hôm nay, họ vẫn là những chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất, vẫn luôn giữ được tình nghĩa thủy chung, son sắt với nước, với dân.

Được thành lập từ năm 1995, qua 20 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý và hỗ trợ kinh phí của chính quyền, sự phối hợp, giúp đỡ của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể và các ngành hữu quan các cấp, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh đã lập được nhiều thành tích xuất sắc, năm 2011 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba. 20 năm qua, các hội viên đã vượt qua bao khó khăn của cuộc sống, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, làm tròn nghĩa vụ công dân, gương mẫu trong các phong trào cách mạng ở địa phương, chung tay xây dựng tổ chức Hội, trở thành chỗ dựa tin cậy của Đảng và chính quyền các cấp.

 

Các đại biểu Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai về thăm Phú Quốc năm 2013-1. Ảnh: TIếN DŨNG
Các đại biểu Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai về thăm Phú Quốc năm 2013. Ảnh: Tiến Dũng

Những năm tháng không thể nào quên

Qua các thời kỳ hoạt động cách mạng và kháng chiến, Gia Lai đã có hàng vạn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng cách mạng bị địch bắt tra tấn, giam cầm ở khắp các nhà lao lớn trong cả nước, từ đất liền đến hải đảo, trong đó phần lớn là những cựu tù ở Côn Đảo và Trại giam tù binh Phú Quốc. Số người bị địch bắt thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp hiện còn sống như các ông Ngô Thành, Phạm Văn Hóa, Nguyễn Khoa. Trong kháng chiến chống Mỹ, Gia Lai là chiến trường ác liệt nên lượng người bị địch bắt tù đày khá đông mà đại bộ phận là cơ sở cách mạng, bộ đội địa phương, du kích, chủ yếu là đồng bào Bahnar và Jrai. Hầu hết những cơ sở cách mạng chẳng may bị rơi vào tay địch đều tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, khi trở về đều đem hết khả năng, sức lực phục vụ nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Thuận-Ủy viên Thường vụ Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh, một trong những người bị địch giam cầm ở Trại giam tù binh Phú Quốc từ năm 1968 đến 1973 nhớ như in quãng thời gian đầy khó khăn, gian khó, bị địch bắt tù đày với rất nhiều thủ đoạn tra tấn dã man, kinh hoàng mà ông cùng đồng chí, đồng đội đã bền gan chiến đấu, dũng cảm vượt qua. Ông Thuận kể: “Bốn mươi năm đã trôi qua, nhà tù, trại giam của thực dân, đế quốc chỉ còn lại trong ký ức bi hùng của dân tộc, nhưng với chúng tôi-những người chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thì mãi mãi không thể nào quên một thời xích xiềng máu lửa ấy. Chúng tôi không thể quên những năm tháng bị kẻ thù đánh đập, tra tấn và đọa đày cùng cực nơi địa ngục trần gian Côn Đảo với những chuồng, hầm đá, hầm bò, với Nghĩa trang Hàng Dương máu đào, xương trắng. Chúng tôi cũng không thể nào quên Trại giam tù binh Phú Quốc-nơi từng giam giữ hơn 40 ngàn anh em đồng chí đồng đội, nơi đã phơi bày những tội ác đến tột cùng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ Ngụy áp dụng với những thủ đoạn tra tấn chỉ có trong thời kỳ trung cổ. Thế nhưng, các cựu tù chính trị Côn Đảo cũng như những tù binh Phú Quốc vẫn một lòng kiên trung bất khuất trước quân thù, đoàn kết, xây dựng tổ chức Đảng, tập hợp quần chúng lãnh đạo đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn của địch, bảo vệ khí tiết người cộng sản, giành giật sự sống…”.

Chung tay dựng xây cuộc sống

 

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh viếng Nghĩa trang Hàng Dương-Côn Đảo năm 2011. Ảnh: Tiến Dũng
Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh viếng Nghĩa trang Hàng Dương-Côn Đảo năm 2011. Ảnh: Tiến Dũng

Trao đổi với P.V, ông Trần Minh Sơn-Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh cho biết: “Từ nhà tù đế quốc trở về, những chiến sĩ cách mạng kiên trung ấy lại tiếp bước chung sức xây dựng cuộc sống hôm nay. Trong tổ chức Hội chúng tôi, mỗi năm qua đi là thêm nhiều thưa vắng bởi nhiều đồng chí qua đời khi tuổi chưa già, vì ốm đau bệnh tật do những năm tháng bị tra tấn đọa đày trong nhà tù của địch, tóc người nào cũng bạc, duy chỉ có một tấm lòng không đổi khác, đó là tình nghĩa thủy chung, son sắt với Đảng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội. Tất cả đều thấm đượm tình cảm keo sơn gắn bó trong một gia đình lớn, vui buồn sẻ chia, sống chết có nhau, đúng theo phương châm “Sống trong tù kiên trung bất khuất, sống ngoài đời tình nghĩa thủy chung””.

Cũng theo ông Sơn, cùng với việc làm tốt công tác chính trị tư tưởng, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh luôn vận động mọi thành viên tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, tham gia ít nhất một tổ chức chính trị-xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân… Nhiều tấm gương tận tụy công tác liên tục suốt từ ngày ra khỏi ngục tù của địch đến nay như ông Phạm Văn Hóa, Bùi Văn Mã, Lê Văn Thể… Hầu hết hội viên đều không bó tay trước khó khăn trong cuộc sống, không chờ đợi, đòi hỏi mà luôn cố gắng vươn lên tự nuôi sống mình và nuôi con ăn học nên người, thành những công dân tốt. Đơn cử như ông Puih Thun ở huyện Chư Sê, là hộ nghèo, bằng ý chí và sức lao động của mình, đến nay gia đình đã có 1.000 trụ tiêu, 3 ha cao su tiểu điền, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Trường Sáu ở TP. Pleiku, vợ mất sớm, một mình nuôi 6 con nhỏ, nay các con đều đã trưởng thành, kinh tế gia đình ổn định. Bà Puih Ơch ở huyện Chư Prông, trong kháng chiến từng bắn cháy 2 xe tăng M113 của địch, là dũng sĩ diệt Mỹ, chồng là liệt sĩ, nay đã ngoài 70 tuổi vẫn hăng say lao động với 5 ha cao su tiểu điền, lại tặng 14 ha cho người dân trong làng thiếu đất canh tác, được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu cấp huyện…

“Chúng tôi luôn xác định, sẽ có một ngày hình thái tổ chức Hội sẽ không còn nhưng tinh thần tổ chức sẽ còn lại mãi mãi với quê hương, với các thế hệ tương lai. Những thành quả mà các hội viên đạt được sẽ cổ vũ chúng tôi sống tốt hơn trong những năm tháng còn lại của cuộc đời, là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Bởi vậy, Hội luôn vận động các hội viên phát huy truyền thống cách mạng “Kiên trung bất khuất, tình nghĩa thủy chung”, giữ gìn phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, nêu gương sáng tại địa bàn khu dân cư, sống vui, sống khỏe trong phần đời cho gia đình và xã hội…”-ông Sơn cho biết thêm.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.