Dịch giả Nguyễn Ngọc Thúy: Từ con số đến… con chữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Vì đó là em”, “Tro tàn trong gió”, “Thiên thần hộ mệnh”, “Săn chồng”, “Trời sinh quyến rũ”…-Đó là những tác phẩm văn học dịch đã khiến Rubi Thúy trở thành cái tên dịch giả được bạn đọc say mê dòng văn học lãng mạn phương Tây yêu thích. Khá bất ngờ khi biết rằng nữ dịch giả này lại từng là dân… chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hùng Vương.  

Hiện Nguyễn Ngọc Thúy là nhân viên Phòng Thanh toán quốc tế-Ngân hàng Vietcombank-Chi nhánh Hà Nội. Tuy có trên 10 tác phẩm dịch đã xuất bản và cũng gần chừng ấy tác phẩm đang chờ ra mắt bạn đọc, nhưng khi nói về việc dịch thuật, chị vẫn từ tốn chia sẻ: “Thời gian không nhiều, cũng chỉ là làm tay trái và vì đam mê là chính chứ chưa phải làm nghề một cách chuyên nghiệp”.

Nghề tay trái…

 

Ảnh: Phương Duyên
Ảnh: Phương Duyên

Có vẻ như chẳng có mối liên hệ nào giữa công việc của một nhân viên ngân hàng với một dịch giả, nhiều người nghĩ vậy. Song, như Nguyễn Ngọc Thúy bộc bạch thì: “Điểm môn Văn của mình hồi xưa cũng không tệ lắm. Khi theo học tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, mình cũng bị rèn tiếng Anh nhiều lắm, nhờ đó cũng khá dần lên”. Cùng với niềm yêu thích đối với văn học lãng mạn, nhất là văn học phương Tây, năm 2008 chị bắt đầu thử sức bằng việc tham gia một diễn đàn dịch online (dịch phi lợi nhuận).

Ngọc Thúy chia sẻ: “Ban đầu chỉ lang thang các diễn đàn thảo luận về các cuốn/bộ truyện. Hồi ấy bộ “Twilight” (Chạng vạng) đang nổi đình đám. Mặc dù mình không thích bộ đó lắm nhưng mà cũng chính nhờ nó mà biết đến mấy diễn đàn đọc truyện”. Sau đó chị bắt đầu tập đọc truyện bằng tiếng Anh; đọc một thời gian thì thấy những người cùng tham gia diễn đàn cũng rất muốn đọc nhưng lại không thể đọc bằng tiếng Anh nên mới tập tọe dịch thử. Cứ thế, niềm đam mê từ con số đến con chữ diễn ra hết sức tự nhiên. Sau đó khoảng 2 năm thì Thúy chính thức cộng tác với các nhà xuất bản (NXB) trong nước.

Vì đã trót yêu thích dòng văn học lãng mạn phương Tây nên các tác phẩm thuộc thể loại này được Thúy chọn dịch khá nhiều. Tác phẩm dịch đầu tiên ra mắt độc giả là cuốn “Vì đó là em” (Tác giả: Susan Elizabeth Phillips-Nhã Nam phối hợp NXB Hội Nhà văn xuất bản). Các tác phẩm tiếp theo của Rubi Thúy-dịch giả mới qua tuổi 30-cũng gây được sự chú ý của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ, như: “Trời sinh quyến rũ”, “Núi tình”, “Tro tàn trong gió”, “Thiên thần hộ mệnh”, “Điều bí mật”… Tất cả đều do những NXB uy tín trong nước và các công ty truyền thông có tiếng trong giới làm sách như Nhã Nam, Bách Việt, Thái Uyên… phối hợp xuất bản.

…Và một đam mê

“Họ rất tài, đọc tác phẩm không có cảm giác đó là văn học dịch mà như là tác phẩm do chính họ sáng tác”-đó là điều mà Ngọc Thúy hết sức thán phục khi nói về những dịch giả mà chị hâm mộ như Dương Tường, Lý Lan… Theo chị, hạn chế của nhiều dịch giả hiện nay là bị phụ thuộc quá nhiều vào bản gốc khiến tác phẩm chưa thật sự thuần Việt về văn phong, câu chữ. Do đó, khi bước vào giới dịch thuật, chị đã phải đọc và học hỏi rất nhiều từ những người đi trước.

Ngoài ra, theo Thúy, người theo đuổi công việc dịch thuật còn phải có rất nhiều tố chất như ngoại ngữ (viết) tốt, tiếng Việt tốt, thêm nữa là phải có kiến thức về vấn đề mà tác phẩm đề cập đến. Ngọc Thúy dẫn chứng: Để dịch cuốn “Vì đó là em”, chị phải đọc đủ các thể loại tài liệu về bóng bầu dục Mỹ vì môn này không có ở Việt Nam; hay để dịch bộ truyện dài hơn 1.000 trang “Tro tàn trong gió”, chị phải tìm hiểu và đọc về nội chiến Mỹ “mệt nghỉ”, mất hơn 6 tháng mới dịch xong. Càng khổ công hơn khi dịch văn học kỳ ảo, vì tác phẩm có nhiều khái niệm do tác giả tự sáng tạo ra; do đó, nếu trong ngôn ngữ tiếng Việt chưa có thì người dịch cũng phải… sáng tạo nốt (dĩ nhiên là dựa trên bản gốc). Tuy nhiên, theo Ngọc Thúy thì điều này cũng đem đến nhiều thú vị, “vì để dịch được một cuốn sách, mình lại được đọc, được biết thêm nhiều thứ khác”.

Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.