Tân Sở dấu tích của kinh thành kháng chiến xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây gần 130 năm, một vùng bình nguyên rộng lớn với những đồi núi bát úp khá kín đáo và hiểm trở vây bọc đã được triều đình nhà Nguyễn chọn để xây dựng một kinh đô dự bị. Đó là vùng Cùa với trung tâm là Tân Sở của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Một “kinh thành dự bị-kinh đô kháng chiến” được xây dựng bằng các nguyên vật liệu tre, gạch, gỗ, đá… trong chưa đầy hai năm với diện tích rộng gần bằng kinh thành Huế.

Sau sự biến đêm 23 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) Tôn Thất Thuyết và triều thần phò giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến đánh Pháp. Tại đây, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước phò vua đánh giặc. Gần 100 năm sau, đây cũng là vùng đất được chọn làm Khu căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

 

Được xếp hạng Di tích quốc gia, nhưng Tân Sở hầu như chỉ được du khách biết đến nhờ tấm biển báo này. Ảnh: Hà An
Được xếp hạng Di tích quốc gia, nhưng Tân Sở hầu như chỉ được du khách biết đến nhờ tấm biển báo này. Ảnh: Hà An

Năm 2010, để kỷ niệm 125 năm ngày vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, mở đầu cho một chương bi tráng của lịch sử dân tộc trong dặm dài dựng nước và giữ nước, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tổ chức lễ hội Cần Vương với nhiều hoạt động tái hiện lại lịch sử như: nghi thức tâm linh truyền thống, hội thảo khoa học “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”; Hội trại Tri ân nghĩa sĩ Cần Vương… Để phục vụ cho lễ hội, một mô hình thành Tân Sở đã được dựng lên trên thành xưa. Cũng trong dịp tổ chức lễ hội này, chính quyền địa phương mới… có điều kiện để đúc một tấm biển báo bằng bê tông cốt thép. Và trong quá trình san ủi mặt bằng để dựng sân khấu, đã tìm thấy được một số đạn bi bằng gang và nhiều viên gạch vồ ngày xưa dùng để xây thành. Trong diện tích gần 29 ha của thành Tân Sở hiện giờ chỉ còn lại 1 ha. Số còn lại, đã được chính quyền địa phương giao đất cho người dân trồng cao su. Thành Tân Sở xưa giờ chỉ còn lại dấu tích lờ mờ của hào thành xưa qua những khóm tre dù lưa thưa nhưng vẫn mọc thẳng hàng-dấu vết của vòng thành ngoài.

Theo sử liệu ghi lại, trước sự lấn tới ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, năm 1883 (Quý Mùi), phe chủ chiến do Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết và Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đứng đầu đã chủ trương cần phải xây dựng một kinh đô kháng chiến thứ 2 nhằm ứng phó với tình huống kinh đô Huế thất thủ phải di đô. Một kinh đô kháng chiến xây dựng tại Tân Sở được xây nên bởi nguyên vật liệu tre, gạch, gỗ, đá… do nhân dân Quảng Trị đóng góp. Đến đầu năm 1885 Tân Sở được xây dựng hoàn thành với quy mô lớn hơn Thành cổ Quảng Trị và rộng gần bằng kinh thành Huế.

 

Ông Nguyễn Văn Phụng với những kỷ vật một thời dùng dâng hoa quả, cơm nếp lên vua Hàm Nghi. Ảnh: Hà An
Ông Nguyễn Văn Phụng với những kỷ vật một thời dùng dâng hoa quả, cơm nếp lên vua Hàm Nghi. Ảnh: Hà An

Thành Tân Sở có chiều dài 548 mét, rộng 418 mét, được đắp bằng đất nện. Xung quanh có ba lớp thành đất, mở 4 cửa Tiền - Hậu - Tả - Hữu tương ứng với bốn hướng Nam-Bắc-Đông-Tây; phía ngoài trồng tre gai làm rào. Khoảng cách mỗi hàng tre chừng 45 mét, phía trong đào thành hào sâu rộng chừng 10 mét. Trong thành có nhiều trại lính, kho lương thực và kho chứa vũ khí, có cột cờ, nhiều nền súng và giếng nước. Trung tâm là khu vực thành nội, xây bằng gạch vồ với chiều dài 165 mét, rộng 100 mét, ngoài 4 cửa chính, thành có Ngọ Môn cùng các hành cung kiên cố làm nơi làm việc của các quan như Lãnh binh, Chánh sứ, Phó sứ…

Để tạo căn cứ vững chãi cho công cuộc đánh giặc, cứu nước, Tôn Thất Thuyết đã cho chuyển ra Tân Sở 300 ngàn lượng bạc, bằng 1/3 kho nội phủ Huế, cùng với hàng trăm tấn lương thực, đạn dược, súng thần công.  

Những dự liệu của phe chủ chiến đã thành hiện thực khi hai năm sau, vào năm 1885, vua Hàm Nghi cùng Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết và quần thần, binh lính đã dời đô ra Tân Sở sau sự biến đêm 23 tháng 5 Âm lịch - cuộc tập kích đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp do phe chủ chiến tổ chức không thành, kinh đô chìm ngập trong biển máu. Tôn Thất Thuyết và triều thần phò giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến đánh Pháp. Chính trên mảnh đất này, ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước phò vua đánh giặc. Tân Sở trở thành kinh đô kháng chiến của phong trào Cần Vương. Từ đây, ngọn cờ Cần Vương đã lan tỏa đến tận hang cùng ngõ hẻm, đến cả những bản làng xa xôi, hẻo lánh, lay động tâm can của nhân dân và sĩ phu cả nước, dấy lên một phong trào chống Pháp từ Nam ra Bắc cuối thế kỷ XX.

Qua nhiều dâu bể thăng trầm, dấu tích của kinh thành kháng chiến xưa giờ chỉ còn rất mờ nhạt. Anh Trần Xuân Hòa, một người dân ở đây cho biết: "Sau năm 1976, thành Tân Sở vẫn còn nền gạch và một số đầu đạn súng thần công, nhưng thời buổi ấy ý thức về gìn giữ di tích cha ông dường như là khái niệm xa vời. Nền gạch thì người dân đào mang về lát sân nhà, còn đầu đạn thì mang đi bán phế liệu kiếm tiền. Dần dà, thành xưa chỉ còn là bãi đất hoang cho cây cỏ mọc". Là một trong những chủ thu mua phế liệu, anh Hòa cũng có giữ lại một vài viên bằng đồng để làm kỷ niệm nhưng rồi cũng bị thất lạc đâu mất. Giờ trong vườn nhà anh Hòa chỉ còn sót lại mấy viên gạch vồ vốn xưa kia được dùng để xây thành nội Tân Sở.

Dù những viên gạch vồ xưa đã lên rêu xanh, nhưng trong lòng người dân Cam Lộ xưa vẫn còn vẹn nguyên tình cảm với vị vua yêu nước trẻ tuổi. Bê cái mâm gỗ, bình rượu và chồng dĩa men sứ ngã màu cũ từ trong ngăn tủ thờ, ông Nguyễn Văn Phụng, (trú ở thôn Mai Đàn, xã Cam Chính) cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vạn, một trong những người từng cảm kích tấm lòng yêu nước của vị vua trẻ tuổi Hàm Nghi nên đã cùng nhân dân quanh vùng dốc lòng giúp đỡ lương thực trong những ngày ấy, tự hào kể lại: "Những vật dụng này xưa ông nội tôi thường dùng mang trái cây, cơm nếp lên dâng vua. Ngày còn sống, ông tôi dặn dù thế nào cũng phải giữ gìn những đồ vật này, nó không chỉ là vật dụng bình thường mà mỗi thứ đều mang hơi thở của tình yêu nước đáng trân trọng. Hiểu được điều đó, tôi quyết giữ gìn để nhắc nhở con cháu sau này".

Chúng tôi rời Tân Sở mang theo nỗi ngậm ngùi khó tả. Một kinh đô kháng chiến được nhắc nhiều trong sử sách, giờ chỉ còn là một vùng đất đỏ bazan và tấm biển báo bằng bê tông mới được dựng lên cách đây không lâu.

Hà An

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.