Chuyện dài sau "lũy tre làng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cũng bởi duy trì theo chế độ mẫu hệ và quan niệm họ hàng không căn cứ trên quan hệ huyết thống, những cuộc hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra khá phổ biến ở các buôn, làng người Jrai. Những cặp vợ chồng thậm chí có quan hệ họ hàng gần tới mức, gia đình thông gia hai bên là… anh em ruột.

Vợ chồng anh-em họ

Cùng sinh ra và lớn lên ở buôn Pan (xã Ia Rsai-huyện Krông Pa), đến tuổi cặp kê, Rah Lan H’Vái ưng cái bụng và “bắt” Ksor Loan về làm chồng. Mẹ Loan là chị gái ruột ông Ksor Kách, tức là bố đẻ của H’Vái. Nếu căn cứ theo trật tự họ hàng huyết thống của người Kinh, mối quan hệ của H’Vái-Loan là quan hệ con cô-con cậu. Gần 20 năm chung sống, H’Vái và Loan có được 6 người con, tất cả đều là con trai.

 

Dưới những nếp nhà sàn của cư dân bản địa vẫn còn không ít tục lệ truyền thống lạc hậu. Ảnh: Lê Hòa
Dưới những nếp nhà sàn của cư dân bản địa vẫn còn không ít tục lệ truyền thống lạc hậu. Ảnh: Lê Hòa
Theo các chuyên gia y tế và sinh học, con cái của những cặp hôn nhân cận huyết có nguy cơ mắc các bệnh tật di truyền như: mù màu, bạch tạng, da vảy cá, còi cọc, down hoặc kém phát triển về trí não... cao gấp 10 lần so với những đứa trẻ bình thường. Những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có quan hệ huyết thống cũng dễ có nguy cơ sẩy thai hoặc vô sinh.

Cũng tương tự, ở buôn Chư Jú-xã Ia Rsai cũng có đến vài cặp hôn nhân cận huyết thống mà chồng và vợ là anh em họ của nhau trong phạm vi trực hệ đời thứ 2. Còn theo lời của một cao niên trong làng, tính tới vợ chồng có mối quan hệ họ hàng xa, ở phạm vi 3 đời thì… rất khó để tính bởi các cuộc hôn nhân giữa trai làng và gái làng diễn ra rất nhiều, rất khó để không liên quan họ hàng với nhau.

Hiao Ya Ly và Kpăh Rúi là một ví dụ. Năm 2010, khi ấy Ya Ly chưa đầy 16 tuổi nhưng đã quyết tâm “bắt” Rúi về làm chồng, dù Rúi là con trai của bà Kpăh H’Chem, là chị gái ruột của bố đẻ Ya Ly-ông Kpăh Ơm (ma Khương). Năm nay Ya Ly 20 tuổi đã là mẹ của 2 đứa con, đứa lớn 3 tuổi và đứa nhỏ khoảng 2 tuổi. Hai đứa đều còi cọc, rất nhỏ so với những đứa trẻ đồng lứa.

Còn nữa, trước khi là vợ chồng, Rơ Ô Hiên và Rah Lan Liu cũng là mối quan hệ họ hàng rất gần gũi. Rơ Ô Hiên là con của ông Rah Lan Tem, còn Liu (chồng Hiên) là con chị gái của bố Hiên-bà Rah Lan H’Blú. Vợ chồng Hiên-Liu cũng có 3 mặt con, đứa lớn năm nay sắp vào lớp 7, đứa giữa sắp vào lớp 6 và con út học mẫu giáo trường làng.

Hôn nhân cận huyết thống hiện vẫn đang tồn tại khá phổ biến trong cộng đồng người Jrai, Bahnar hiện nay bởi ảnh hưởng lối tư duy và quan niệm truyền thống về hôn nhân và duy trì nòi giống lạc hậu.

 

Ngôi nhà của vợ chồng Rơ Ô Hiên và Rah Lan Liu ở buôn Chư Jú, xã Ia Rsai. Ảnh: Lê Hòa
Ngôi nhà của vợ chồng Rơ Ô Hiên và Rah Lan Liu ở buôn Chư Jú, xã Ia Rsai. Ảnh: Lê Hòa

Khoa học thua phong tục?

Theo quan niệm của người Jrai, quan hệ họ hàng giữa người với người không chỉ căn cứ vào quan hệ huyết thống mà dựa vào dòng họ mà họ đang mang. Khái niệm “cùng họ” có nghĩa là cùng mang tên một dòng họ, chẳng hạn cùng là Ksor, Rah Lan, Kpăh… “Tất cả những ai có họ Ksor chỉ cần nghe người kia giới thiệu cùng họ Ksor thì dù có là ở đâu, chẳng liên quan máu mủ ruột rà cũng mặc nhiên coi như anh em mình rồi. Người Jrai chỉ cấm những người cùng có họ giống nhau không được lấy nhau”-một cán bộ người Jrai ở huyện Krông Pa, lý giải.

Bởi vậy, một người dù là con cô-con cậu nhưng vì cô bắt chồng và sinh con cái vẫn giữ theo họ mẹ, trong khi cậu theo vợ, sinh con cái theo họ vợ nên chuyện anh chị em 2 đời đã mang hai dòng họ khác nhau. Khi lớn lên, chiếu theo luật tục, họ được quyền lấy nhau dù xét về quan hệ huyết thống, họ là anh em có mối quan hệ rất gần. Phong tục lạc hậu này trở thành nguyên nhân của nhiều hệ lụy giống nòi, đè gánh nặng lên thế hệ con cháu.

 

Đứa con của Hiên-Liu tha thẩn nghịch trên nền đất trước nhà. Ảnh: Lê Hòa
Đứa con của Hiên-Liu tha thẩn nghịch trên nền đất trước nhà. Ảnh: Lê Hòa

Cũng bởi cách duy trì và quan niệm họ hàng này khiến nhiều cặp dù không hề có quan hệ huyết thống nhưng bởi lý do cùng mang họ giống nhau nhưng chẳng thể đến được với nhau.

Pháp luật Việt Nam không cho phép người có cùng dòng máu về trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau. Tuy nhiên, theo lời cán bộ tư pháp xã Ia Rsai: “Nếu nắm được thông tin, cán bộ xã, thôn sẽ xuống nhà dân góp ý, khuyên bảo nhưng thường là… không thành công bởi pháp luật không cho phép thì họ vẫn tổ chức lễ cưới theo phong tục và chẳng cần đăng ký kết hôn. Chưa nói đến, nhiều cặp cưới nhau khi còn chưa đủ tuổi. Đây chính là áp lực, nhất là khi sau này con cái họ đến độ tuổi đi học, cần có giấy khai sinh và các thủ tục cần thiết khác…”.

Có thể thấy rằng, trong nhiều năm qua, qua kiến thức trường lớp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân đã phần nào ý thức được tác hại của hôn nhân cận huyết thống đến thế hệ sau, tuy nhiên, “phép vua thua lệ làng”, những thông tin khoa học chỉ một thời gian chưa dài bén rễ khó có thể thay đổi được nếp nghĩ đã thành quan niệm, phong tục ăn sâu vào cội rễ cộng đồng dân tộc ngàn năm. Đó cũng chính là thách thức không nhỏ trong công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình và ngành văn hóa địa phương.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.