Đối phương trả giá, ta có thêm bài học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng ta đã biết, sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, thay vì chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử sau đó 2 năm như quy định, thì Mỹ nhúng tay vào miền Nam, dựng lên chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nhằm chia cắt lâu dài hai miền của Việt Nam. Ngụy quyền Sài Gòn bấy giờ được sự tiếp tay của Mỹ, ráo riết truy lùng, khủng bố, bắt bớ, giam cầm, sát hại đồng bào và chiến sĩ cách mạng ở miền Nam mà đỉnh điểm là khi có Luật 10/59 ra đời với chiêu “thà giết lầm hơn bỏ sót”, lê máy chém khắp nơi, biến cả miền Nam đâu đâu cũng gánh chịu cảnh chết chóc tang thương.
 

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trong trận chiến đấu đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc và đánh trả máy bay của đế quốc Mỹ xâm lược ngày 2 và 5-8-1964 (Ảnh nguồn internet)
Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trong trận chiến đấu đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc và đánh trả máy bay của đế quốc Mỹ xâm lược ngày 2 và 5-8-1964 (Ảnh nguồn internet)

Nhưng, cho dù phong trào còn quá non trẻ, đồng bào, chiến sĩ cách mạng miền Nam vẫn nhất quyết không chịu khuất phục trước một kẻ thù vô cùng tàn bạo, độc ác. Và, họ đã vùng lên, bắt kẻ thù phải trả nợ máu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhân dân miền Nam đã vùng lên, tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa, diệt ác phá kèm, giải phóng hàng loạt vùng nông thôn từ miền xuôi đến miền núi, từ miền Trung đến Nam bộ… Trong các đô thị miền Nam dấy lên phong trào đấu tranh chính trị, tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn với hàng ngàn, hàng vạn đồng bào yêu nước, nhân sĩ trí thức, học sinh sinh viên… tham gia, đòi Mỹ cút khỏi miền Nam, Tổng thống ngụy quyền phải từ chức.

Trước sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, kể cả nhân dân Mỹ… càng đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn đến bờ vực thẳm. Để cứu nguy cho chế độ Sài Gòn và cũng là thực hiện ý đồ đưa quân đội vào miền Nam, giới cầm quyền Mỹ đã lộ mặt công khai triển khai chiến lược chiến tranh đặc biệt-cuộc chiến tranh thực thụ do quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành với tiền của, vũ khí và cố vấn của Mỹ đã chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, từ khi nhận được sự chi viện nhân vật lực ngày mỗi tăng từ hậu phương lớn miền Bắc qua hai tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn (559) và trên biển Đông (759), thế và lực của cách mạng miền Nam lại càng nhanh chóng lớn mạnh, quân và dân ta ở miền Nam đã lại chủ động tấn công, đánh bại các thủ đoạn chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”, tiêu hao và tiêu diệt những bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, mở ra thời cơ thuận lợi và hậu thuẫn trực tiếp cho quần chúng tiếp tục nổi dậy chống bình định, phá banh, phá rã từng mảng lớn “ấp chiến lược”-“xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”.

Thất bại lớn trên chiến trường cũng là nguyên nhân đẩy nội bộ giới chức cầm quyền Nam Việt Nam chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc; Mỹ và chính quyền Sài Gòn bất hòa đến đỉnh điểm. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quyết định “thay ngựa giữa dòng”-gây ra cuộc đảo chính, giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, lật đổ thể chế Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa vào hồi cuối năm 1963. Đây là những yếu tố góp phần đẩy “Chiến tranh đặc biệt” đến cận bờ vực phá sản. Không thể “đứng nhìn người đồng minh” trong cơn hấp hối, và đã thế tức là ý đồ chiến lược ngăn chặn Cộng sản xâm nhập vào Đông Nam Á cũng có nghĩa bị thất bại. Một chiêu lừa thiên hạ được Mỹ tạo ra-Sự kiện Vịnh Bắc bộ “ra đời”. Và từ đây, Mỹ lấy làm cớ đưa quân vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc. Những địa danh Bãi Cháy, Lạch Trường, Cửa Hội, cảng sông Gianh nằm trong số 94 mục tiêu bên kia Vĩ tuyến 17 đã được chúng xác định và nhanh chóng được lựa chọn để thực hiện đòn phủ đầu bằng không quân và hải quân đầu tiên vào ngày 5-8-1964 ra miền Bắc. Theo lệnh của Lầu Năm Góc, ngày 5-8-1964, từ các tàu sân bay Côn-xtê-lê-sơn và Ti-côn-đê-rô-ga đậu ở ngoài khơi Vịnh Bắc bộ, các phi đội máy bay Mỹ bắt đầu cất cánh tiến vào đánh phá các mục tiêu theo kế hoạch. Và cũng ngày hôm đó, lần đầu Hải quân Việt Nam kiên quyết chống trả kẻ thù mạnh hơn nhiều lần và sự chống trả đó đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho mình, ghi một mốc son vào lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng!

Và, bài học rút ra cho chúng ta, sự nhận định, đánh giá, phân tích thực tế tình hình trên chiến trường miền Nam bấy giờ với sự cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, việc thường xuyên xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang; đoàn kết, hợp đồng tác chiến của các lực lượng vũ trang và sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân-“thế trận lòng dân” phải thường xuyên củng cố. Ngày nay, và có thể là mãi mãi mặt trận trên biển đảo của chúng ta vẫn không hết “nóng” bởi vẫn còn có kẻ lăm le xâm phạm, cho nên việc phát huy chiến thắng từ “sự kiện Vịnh Bắc bộ” là việc làm cần thiết trong đấu tranh chống xâm lược trên biển đảo thân yêu của chúng ta. Mặt khác, với đối phương-nhà cầm quyền Mỹ cũng đã có bài học phải trả giá cho một quyết sách sai lầm từ sự kiện này mà lún sâu vào chiến trường miền Nam, làm tốn của hao người; làm uy tín của nước Mỹ giảm sút trên trường quốc tế; nhận biết điều đó, muốn rời khỏi cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam sao cho “đỡ mất mặt” của một nước lớn cũng đã là việc làm vô cùng khó khăn.

Bắt tay vào xây dựng hòa bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ hội nhập với cộng đồng quốc tế, mục tiêu của chúng ta là vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhưng các thế lực thù địch, âm mưu xâm chiếm nước ta không muốn cho ta yên, nên việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, từng bước hiện đại để đủ sức chống lại bất cứ kẻ thù nào có hành động xâm lược chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta là nhiệm vụ không bao giờ được xem nhẹ!

Bích Hà
 

----------------------
(*) Để thực hiện bài viết, tác giả có tham khảo sách “80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam-những chặng đường thắng lợi” của NXB Từ điển bách khoa, năm 2009 và một số tài liệu liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.