Hãy góp phần công sức dù nhỏ bé của mình vì biển đảo quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với bài tự luận đầy cảm xúc, Nguyễn Thị Mỹ Hà- cô sinh viên năm thứ tư Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế đã chinh phục được những giám khảo khó tính nhất và giành giải nhất chung cuộc Hội thi trực tuyến “Biển đảo quê hương”. Hội thi thu hút sự tham gia của hơn 172.220 lượt thí sinh trong suốt tháng 11 và tuần đầu tháng 12-2011.

Nguyễn Thị Mỹ Hà
Nguyễn Thị Mỹ Hà

Gặp Hà trước ngày lên đường nhận giải thưởng ở TP.Hồ Chí Minh, tôi thực sự ấn tượng bởi vẻ ngoài hiền lành nhưng hoạt bát của cô sinh viên này. Chia sẻ cảm xúc khi biết tin đoạt giải Nhất hội thi, Hà tâm sự: “Em rất vui và bất ngờ bởi không nghĩ mình lại được giải cao đến vậy!”.

Sinh ra trong một gia đình có đến năm chị em, ngay từ những ngày còn nhỏ, Hà đã được nghe ba kể về những năm tháng bị tù đày ở Côn Đảo của bà nội. Tình yêu và mong muốn khám phá biển đảo có lẽ đã hình thành trong cô bé Hà từ đó. Và rồi, một cơ hội đã đến khi Hà đọc thấy thông tin về cuộc thi trên Tuổi trẻ online. Hà bắt đầu lao vào tìm hiểu tra cứu thông tin về biển đảo qua mạng và báo chí. Từ chỗ đơn giản chỉ là “mong muốn thử sức năng lực tìm tòi và sự nhanh nhạy cần có của một người trẻ qua việc cọ xát với những cuộc thi có tầm ảnh hưởng rộng”, càng tham gia vào cuộc thi, người “hành khách” trên Hành trình khám phá biển đảo là Hà càng bị cuốn hút bởi những trải nghiệm tuyệt vời.

Những phần thi với những câu hỏi phong phú về chủ đề biển đảo trên nhiều lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội... đã khiến Hà miệt mài với việc tìm hiểu, tra cứu các thông tin, kiến thức liên quan để có được câu trả lời chính xác. “Vô hình trung, tôi thấy mình như bị cuốn vào chuyến hành trình nhưng bởi một sức hút khác- sức hút của con chữ và lượng thông tin hàm súc trong đó. Có lẽ cái cảm giác chính mình mong muốn nắm bắt và nhận thức mới chính là hạnh phúc thực sự của sự mở mang tri thức... Những cái tên đảo, tên người hiện ra thật sinh động như đã phần nào thu hẹp cái xa xôi, lạ lẫm để tôi cảm nhận rõ hơn, đầy đủ hơn dáng dấp quê hương. Trên chuyến hành trình ấy, tôi có dịp trở về với lịch sử cùng những năm tháng, những địa danh, chiến tích và những cái tên đã góp phần khẳng định Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt Nam”, Hà viết trong bài tự luận của mình.

Ở tuần thi đầu tiên, Hà xuất sắc đoạt giải nhất với số điểm 50/50 với chủ đề “Thiêng liêng biển đảo quê hương” tìm hiểu về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của các vùng biển đảo Việt Nam. Hà là một trong số 200 thí sinh đạt điểm cao được lọt vào vòng trong với phần thi tự luận. Trong số bốn chủ đề mà Ban giám khảo đưa ra là: phát triển kinh tế biển; những chính sách trong vấn đề bảo vệ biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc; làm thế nào để phát huy truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển; và bạn tâm đắc điều gì sau khi tham gia cuộc thi, Hà đã chọn chủ đề cuối cùng vì “với chủ đề này, em có thể bày tỏ được nhiều suy nghĩ, cảm nhận về những gì mà mình thu lượm được từ cuộc thi”, Hà cho biết.

Trải qua những phần thi đầy tính khám phá, cảm giác được biết nhiều, hiểu nhiều về biển đảo làm cho Hà thực sự yêu biển đảo quê hương nhiều hơn. “Tình yêu đến dịu dàng cho những miền đất dẫu tôi chưa một lần đặt chân đến với những con người tôi chưa hề biết mặt. Tôi yêu sự chân chất giản dị nhưng kiên quyết của những ngư dân đang ngày đêm bám biển làm giàu cho quê hương, yêu vẻ đẹp kiên cường của anh bộ đội “đứng gác trời khuya đảo vắng” giữ bình yên nơi biên cương tổ quốc... Tôi yêu cả câu chuyện “góp đá”, yêu lá thư gửi đảo xa...”.

Kéo dài từ 6-11 đến 4-12, Hội thi trực tuyến “Biển đảo quê hương” do Thành đoàn TP. HCM, báo Tuổi Trẻ và Đài truyền hình TP.HCM phối hợp tổ chức đã thu hút hơn 172.220 lượt thí sinh tham gia. Sau phần thi trắc nghiệm ở tuần thi thứ tư, 200 thí sinh có tổng số điểm làm bài trắc nghiệm cao nhất đã được Ban giám khảo chọn để chấm bài tự luận. Với 290 điểm, Nguyễn Thị Mỹ Hà đã trở thành người giành giải nhất chung cuộc với giải thưởng trị giá 15 triệu đồng. Mỹ Hà cũng là người giành được giải nhất tuần thi đầu tiên với chủ đề “Thiêng liêng biển đảo quê hương”.

Sau những háo hức, khám phá và tình yêu biển đảo quê hương, cô sinh viên năm cuối này đã mơ những giấc mơ có thật: “Những học trò của tôi sẽ có dịp biết hơn, hiểu hơn về biển và hải đảo qua giờ học Tiếng Anh và những câu chuyện của tôi. Để rồi cả tôi và chúng sẽ tự hào và tự tin mỗi khi có dịp khoe với bạn bè quốc tế về biển đảo quê mình như những người Mỹ nói về Hawaii hay học sinh Hàn Quốc nói về đảo Jeju”.

Cuộc thi kết thúc nhưng với Hà, hành trình mang tên “Biển đảo quê hương” mới chỉ bắt đầu bởi niềm tin rằng: Tình yêu, niềm tự hào sẽ hóa sức mạnh khi mỗi người Việt Nam sẵn sàng hành động và gieo hành động bằng chính phần công sức dù nhỏ bé của mình với những việc làm làm thiết thực xuất phát từ tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Một “việc làm thiết thực” đó đã được Hà thể hiện bằng hành động cụ thể ngay tại lễ trao giải vào ngày 10-12 vừa qua, đó là việc trích 2 triệu trong phần thưởng của mình để ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi trẻ. Cũng như các thí sinh đoạt giải tại cuộc thi, Hà mong muốn, tình yêu biển đảo sẽ lan tỏa và mỗi người dân Việt Nam sẽ có những hành động cụ thể để bảo vệ biển đảo Việt Nam.

Thanh Vân

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.