Bộ trưởng Tô Lâm nói về xử lý việc xúc phạm cá nhân trên internet

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trong trả lời chất vấn sáng nay 1-11 cho biết sẽ tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ với các đối tượng hoạt động tuyên truyền chống nhà nước, bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm cá nhân trên không gian mạng để xử lý kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm trả lời chất vấn



Sáng nay 1-11, Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn. Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) về biện pháp xử lý các hành vi xúc phạm cá nhân trên mạng internet, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô lâm cho biết Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cùng các cơ quan chức năng, đã xử một số vụ việc và một số đối tượng nhưng công nghệ hiện nay chưa ngăn chặn được, còn một số khó khăn.

Trước hết, theo Thượng tướng Tô Lâm, việc xử lý tính nặc danh của thông tin trên mạng, thậm chí là vi phạm đó không chỉ ở trong nước mà còn có tính xuyên quốc gia, quốc tế của vấn đề internet nên đây là khó khăn.

Thứ hai, một số quy định về luật xử lý những vấn đề này cũng chưa được hoàn thiện, ví dụ vấn đề giám định, mỗi khi muốn xử lý những thông tin vu khống, xuyên tạc cũng phải có giám định của cơ quan chức năng hay chứng cứ phạm tội, chứng cứ số. Hiện nay đang được hoàn thiện để xử lý.

Về một số giải pháp xử lý, ngăn chặn các thông tin này, theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong đấu tranh xử lý những hành vi tuyên truyền, xúc phạm danh dự người khác, làm nhục, vu khống trên không gian mạng. "Chúng tôi phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các quy định của pháp luật, trong đó quy định các biện pháp xử lý hành vi phạm pháp trên không gian mạng"- Thượng tướng Tô Lâm nói.

Thứ hai, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ban ngành tuyên truyền, phản bác các hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc trên không gian mạng.

Thứ ba, thực hiện công tác quản lý Nhà nước, an ninh thông tin, phối hợp với Bộ TT-TT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông internet, ngăn chặn truy cập từ trong nước với khoảng gần 3.000 trang mạng có nội dung xấu. Thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, cung cấp thông tin xuyên tạc sai sự thật, yêu cầu DN cung cấp dịch vụ nước ngoài phối hợp thực hiện các yêu cầu hợp tác xử lý thông tin vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ với các đối tượng hoạt động tuyên truyền chống nhà nước, bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian mạng để có các hình thức đấu tranh, xử lý kịp thời.

Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Họp phiên giải trình giữa hai kỳ họp HĐND TP. Pleiku năm 2024

Họp phiên giải trình giữa hai kỳ họp HĐND TP. Pleiku năm 2024

(GLO)- Chiều 26-3, Thường trực HĐND TP. Pleiku tổ chức phiên giải trình giữa 2 kỳ họp HĐND để làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư công nguồn ngân sách trung ương và công tác chuẩn bị đầu tư của một số dự án trọng điểm, chậm tiến độ trên địa bàn thành phố.
Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

(GLO)-

Ngày 22-3, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025.