Giữ vững ổn định chính trị-xã hội, xây dựng thị xã phát triển toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là trung tâm về kinh tế, chính trị trong khu vực phía Đông Nam của tỉnh, thị xã Ayun Pa luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp. Từ thuận lợi này, với sự quyết tâm cao trong toàn Đảng bộ, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII đề ra, thị xã Ayun Pa đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu quan trọng: kinh tế phát triển cao, tổng thu ngân sách năm 2015 gấp 1,75 lần so với năm 2010; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng qua các năm; kinh tế hợp tác và hợp tác xã tiếp tục được củng cố; kinh tế tư nhân phát triển cả về quy mô và chất lượng... Đây là những bước đi quan trọng trong thực hiện mục tiêu, phương hướng trong nhiệm kỳ tiếp theo.
 

Thái Thanh Bình (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy)

Thái Thanh Bình
Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt. Kinh tế tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ tăng qua từng năm. Diện mạo đô thị, nông thôn ngày một khang trang hơn.

Tổng giá trị sản xuất năm 2015 theo giá cố định năm 1994 đạt 987,234 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,6%; theo giá so sánh tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung. Nông nghiệp giảm từ 13,7% (năm 2010) xuống còn 9,75% (năm 2015); công nghiệp-xây dựng chuyển dịch từ 48,8% (năm 2010) lên 53,23% (năm 2015); thương mại-dịch vụ chuyển dịch từ 37,5% (năm 2010) xuống 37,02% (năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 20 triệu đồng/năm. Diện tích gieo trồng ước năm 2015 tăng 51,81% so với năm 2010. Sản lượng lương thực có hạt 21.465 tấn, tăng 32,8% so với năm 2010, bình quân đầu người 562,8 kg/năm.

Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng đến năm 2015 (theo giá so sánh 2010) 1.339 tỷ đồng, tăng 2,07 lần so với năm 2010. Tổng thu ngân sách năm 2015 ước đạt 167,25 tỷ đồng, gấp 1,75 lần so với năm 2010; trong đó thu ngân sách trên địa bàn 25 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm cơ bản đạt dự toán tỉnh giao và nghị quyết của Thị ủy. Kinh tế tư nhân phát triển cả về quy mô và chất lượng, đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 7,695 tỷ đồng/năm.

 

Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Huy
Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Huy

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chung tay góp sức của nhân dân. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Có 2 xã (Chư Băh và xã Ia Rtô) đạt 9 tiêu chí, 2 xã (Ia Sao, Ia Rbol) đạt 7 tiêu chí.

Sự nghiệp văn hóa-xã hội phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng-an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì, củng cố.

Công tác chăm sóc sức khỏe; phòng-chống dịch bệnh cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế từ thị xã đến cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện. Các chính sách và các vấn đề xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, bảo đảm an sinh xã hội. Cơ bản hoàn thành Chương trình 134, 135, Quyết định 67 và 167 của Chính phủ; xây dựng 50 căn nhà thuộc chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; tổ chức đào tạo nghề cho gần 3.400 lao động, tạo việc làm cho gần 1.700 lao động. Số hộ nghèo từ 1.244 hộ (chiếm tỷ lệ 15,85%) năm 2011 giảm xuống còn 577 hộ năm 2015 (chiếm tỷ lệ 7,14%), bình quân giảm 1,74%/năm.

 

Thị xã Ayun Pa hôm nay. Ảnh: Nguyễn Giác
Thị xã Ayun Pa hôm nay. Ảnh: Nguyễn Giác

Cùng với đó, hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên. Dân chủ mở rộng, khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố. Trong nhiệm kỳ, chuyển 1 tổ chức cơ sở Đảng về Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; chia tách, thành lập mới 2 tổ chức cơ sở Đảng, nâng tổng số cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ thị xã lên 44 đơn vị; phát triển 488 đảng viên, đạt chỉ tiêu đề ra, nâng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 1.550 đồng chí. Tổ chức đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên chặt chẽ, dân chủ. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng có chuyển biến tích cực; đã kịp thời ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, sa sút phẩm chất đạo đức và lối sống, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên trong Đảng bộ; công tác lãnh đạo xây dựng chính quyền được tăng cường, năng lực hoạt động của chính quyền thị xã và các xã, phường được nâng lên.
 

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2020 (giá so sánh 2010) đạt 7,95%; trong đó: công nghiệp-xây dựng 7,54%, thương mại-dịch vụ 10,02%, nông nghiệp 4,46%.
- Thu nhập bình quân đầu người khoảng 36 triệu đồng/năm.
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 8%.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 24.000 tấn.
- Diện tích rừng trồng mới hàng năm và độ che phủ rừng 46%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%.
- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế 75%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 75%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 95%.
- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch 95,5%.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt 100%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011-2015) 1,43%.
- Tỷ lệ xã, phường đạt loại I về an ninh trật tự 100%. Tỷ lệ xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ so với dân số 1,8%.
- Tỷ lệ kết nạp đảng viên mới 4%/năm (trên tổng số đảng viên đầu nhiệm kỳ).
- Tỷ lệ chi bộ thôn, làng, tổ dân phố có chi ủy 100%.
- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên 90%, trong đó đạt trong sạch vững mạnh 50%.
- Tỷ lệ đảng viên đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên 90%.

 

Bên cạnh những thành quả quan trọng đạt được trong nhiệm kỳ qua, thị xã Ayun Pa vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong quá trình triển khai thực hiện còn tồn tại những hạn chế nhất định như: kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững; thu ngân sách trên địa bàn thấp; kết cấu hạ tầng đô thị chưa xứng tầm khu vực. Việc xúc tiến kêu gọi đầu tư vào cụm công nghiệp Ia Sao khó khăn;  văn hóa-xã hội còn một số yếu kém chậm khắc phục, chất lượng công tác y tế tuyến cơ sở còn hạn chế; hoạt động của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới nhưng chưa đồng bộ và toàn diện; một số cơ quan, đơn vị thực hiện quy chế dân chủ còn hình thức. Một bộ phận cán bộ làm công tác dân vận còn biểu hiện “hành chính hóa”, chưa thực sự gần dân, hiểu dân, nắm dân; nói dân hiểu, làm dân tin.

Khắc phục những khuyết điểm trong chỉ đạo, thực hiện, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc thị xã Ayun Pa đã đặt ra quyết tâm lớn cùng những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVIII đề ra. Qua đó, tập trung tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội. Huy động mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của thị xã để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ. Huy động tổng hợp các nguồn lực hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, xây dựng thị xã Ayun Pa phát triển toàn diện, trở thành vùng động lực phía Đông Nam của tỉnh.

Thái Thanh Bình (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy)

Có thể bạn quan tâm

Họp phiên giải trình giữa hai kỳ họp HĐND TP. Pleiku năm 2024

Họp phiên giải trình giữa hai kỳ họp HĐND TP. Pleiku năm 2024

(GLO)- Chiều 26-3, Thường trực HĐND TP. Pleiku tổ chức phiên giải trình giữa 2 kỳ họp HĐND để làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư công nguồn ngân sách trung ương và công tác chuẩn bị đầu tư của một số dự án trọng điểm, chậm tiến độ trên địa bàn thành phố.
Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

(GLO)-

Ngày 22-3, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025.