Lỗ hổng pháp lý trong ký gửi nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong một tháng lại đây, ở Gia Lai đã liên tiếp xảy ra 2 vụ đại lý nông sản vỡ nợ với tổng số tiền lên tới hơn 43 tỷ đồng. Hai vụ vỡ nợ này cùng hàng loạt vụ đại lý nông sản vỡ nợ trước đó có nhiều đặc điểm chung về những lỗ hổng pháp lý trong hoạt động ký gửi nông sản và những biến tướng của hoạt động tín dụng đen.
 

Điêu đứng vì ký gửi nông sản bằng niềm tin

Vài ngày sau khi Đại lý nông sản Nguyệt Tỉnh, ở xã Kdang, huyện Đak Đoa tuyên bố vỡ nợ với số tiền hơn 36 tỷ đồng, hàng chục nông dân trồng hồ tiêu, cà phê trong vùng lâm vào cảnh điêu đứng. Ông Hà Văn Tư (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) cho biết, sau mấy niên vụ liên tiếp, gia đình ông tích lũy được khoảng 2 tấn hạt tiêu và gần 9 tấn cà phê nhân, trị giá gần 700 triệu đồng. Toàn bộ số hồ tiêu và cà phê này ông đem ký gửi ở Đại lý Nguyệt Tỉnh, do bà Nguyễn Thị Nguyệt trú tại thôn Hà Lòng 2, xã Kdang làm chủ. Là chỗ quen biết, tin tưởng nhau nên khi ký gửi ông chỉ nhận những tờ giấy viết tay hoặc phiếu giao nhận hàng do bà Nguyệt ký nhận, còn số hàng sau đó bà Nguyệt sử dụng làm gì thì ông không hề hay biết. Đến nay, khi Đại lý Nguyệt Tỉnh tuyên bố phá sản, cả gia đình ông đứng ngồi không yên vì gần như toàn bộ tài sản làm ra, tích lũy được giờ có thể mất trắng.

 

Bà Nguyễn Thị Nguyệt trình báo vỡ nợ tại Công an huyện Đak Đoa. Ảnh: N.N
Bà Nguyễn Thị Nguyệt trình báo vỡ nợ tại Công an huyện Đak Đoa. Ảnh: N.N

Câu chuyện lòng tin và những lỗ hổng pháp lý trong việc vay mượn, ký gửi nông sản tiếp tục được nhắc đến trong 2 vụ vỡ nợ của Đại lý nông sản Nguyệt Tỉnh ở huyện Đak Đoa và Đại lý nông sản Kỳ Niềm ở huyện Ia Grai. Những tờ giấy ghi nợ viết bằng tay hay những hóa đơn ký gửi nông sản không quy định rõ ràng việc ký gửi vẫn được lưu hành rộng rãi. Doanh nghiệp sau khi nhận nông sản của nông dân vẫn có thể tùy ý sử dụng mà không chịu bất cứ một ràng buộc pháp lý nào. Bên cạnh đó, những cơ ngơi bề thế của doanh nghiệp khiến nông dân dễ đặt hết niềm tin, giao tài sản mà không nghĩ đến rủi ro.

“Mờ mắt” vì tín dụng “đen”

Cũng giống như nhiều vụ vỡ nợ trước đây ở Tây Nguyên, nhân tố quan trọng dẫn đến vụ vỡ nợ của Đại lý nông sản Nguyệt Tỉnh, đó là tín dụng “đen”. Bị hấp dẫn bởi lãi suất rất cao, nhiều nông dân đã chấp nhận rủi ro cho vay tiền hoặc bán nông sản xong rồi đem tiền ấy cho doanh nghiệp vay để kiếm lời. Đại lý Nguyệt Tỉnh có giao ước, bán 10 tấn cà phê nhân nhưng không lấy tiền ngay mà cho vay đến vụ sau thì được quy đổi thành 13-15 tấn. Còn nếu cho vay tiền mặt thì lãi suất những năm trước là 3-5%/tháng nhưng càng về sau, lãi càng được đẩy lên cao, bình quân 6-9%/tháng. Cá biệt, để huy động được tiền, gần đây doanh nghiệp đẩy lãi suất lên tới 3%/ngày, tức 21% mỗi tuần. Điều này đã thực sự làm mờ mắt nhiều nông dân. Theo thống kê ban đầu, số tiền mặt mà Doanh nghiệp Nguyệt Tỉnh vay “nóng” với lãi suất cao lên tới hơn 16 tỷ đồng. Một số người dù biết Đại lý Nguyệt Tỉnh từng vỡ nợ ở Đak Lak, bỏ sang Gia Lai kinh doanh nhưng vẫn cho vay.

Ông Dương Văn Hòa (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang) cho Đại lý Nguyệt Tỉnh vay 6 tấn hồ tiêu và 15 tấn cà phê, trị gần 1,7 tỷ đồng, cho biết: “Tôi cũng biết là Nguyệt Tỉnh từng vỡ nợ ở Đak Lak, sang bên này được bà con, họ hàng giúp đỡ gây dựng lại. Mới mấy ngày trước, nó đánh xe đến tận nhà, năn nỉ mượn tiêu. Tôi cũng tin nó đàng hoàng mới cho mượn. Ngờ đâu, được mấy hôm thì nó lại vỡ nợ. Mà vỡ nợ thật hay không thì mình đâu có biết”.

Kịch bản vỡ nợ 10 vụ như 1

Kịch bản vụ vỡ nợ của hai đại lý nông sản Nguyệt Tỉnh (huyện Đak Đoa) va Kỳ Niềm (huyện Ia Grai) xảy ra không khác gì những vụ vỡ nợ gần đây tại tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Chủ doanh nghiệp chủ động tới cơ quan chức năng trình báo phá sản chứ không bỏ trốn hay rời khỏi địa phương. Cách làm này giúp chủ doanh nghiệp không những không bị khởi tố mà còn có nơi “lánh nạn” là trụ sở UBND xã hoặc Công an huyện trong khi vụ việc được điều tra, xác minh. Ở một nơi an toàn, chủ doanh nghiệp như ngồi “chiếu trên”, có thể bình tĩnh trình báo và suy nghĩ, đưa ra cách thức trả nợ. Bà Nguyễn Thị Nguyệt-Giám đốc Doanh nghiệp Nguyệt Tỉnh, nói về nguyên nhân vỡ nợ và cách thức trả nợ: “Kinh doanh thua lỗ nên tôi phải vay nóng, nhiều người phải vay lãi đến 3%/ngày. Vay người này đắp qua người kia, rồi mượn cà phê người này trả cho người khác. Đến cuối cùng không có tiền nữa, không mượn được nữa thì tôi lên báo chính quyền làm ăn thất bại, vỡ nợ. Giờ không có lãi nữa thì tôi làm vẫn trả nợ được. Còn giờ mà tính lãi thì tôi không trả nữa”.

Chưa rõ việc trình báo phá sản của Đại lý nông sản Nguyệt Tỉnh và Kỳ Niềm là có thật không hay đó chỉ là chiêu trò để chiếm đoạt tài sản của nông dân. Và trong khi doanh nghiệp-con nợ có thể bình tĩnh khai báo và nghĩ ra cách thức trả nợ thì chủ nợ-những người nông dân lại đứng ngồi không yên. Họ không còn cách nào hơn là chầu chực thông tin từ cơ quan chức năng và chờ những lời hứa trả nợ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đã gần chục năm nay kể từ khi làn sóng vỡ nợ ở các đại lý thu mua cà phê-nông sản lan rộng ra cả Tây Nguyên, hầu như không có mấy ai đòi được số nợ của mình. Cũng chưa từng thấy phiên tòa nào được mở ra để giúp đòi nợ cho nông dân. Những lỗ hổng pháp lý trong ký gửi cà phê-nông sản vẫn còn đó, hoạt động tín dụng đen vẫn hoành hành và những vụ vỡ nợ vẫn tiếp diễn, kéo theo hàng trăm, hàng ngàn nông dân điêu đứng.

Nguyễn Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

(GLO)- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây diễn ra khá phức tạp. Mặc dù quy mô khai thác nhỏ lẻ, thủ công nhưng với kiểu khai thác bừa bãi như hiện nay sẽ làm cho nguồn tài nguyên sớm bị cạn kiệt.
Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

(GLO)- Trong hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, có những nghĩa trang đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt bởi những nghĩa trang ấy không có phần mộ như ở đất liền, hoặc có phần mộ nhưng chỉ một thời gian ngắn lại di dời hài cốt các liệt sĩ về đất mẹ. Đó là nghĩa trang của những liệt sĩ hy sinh ngoài vùng biển, đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Họ là những người con đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho bình yên của biển đảo giữa ngàn khơi Tổ quốc.
Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

(GLO)- “Đến hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con huống chi là con người, là mẹ. Dạo gần đây, một vài vụ án đau lòng xảy ra khi chính mẹ đẻ lại đang tâm giết chết con mình khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ. Người bình thường chẳng ai làm thế, chỉ có những người rối loạn tâm thần sau sinh, mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mới gây ra những việc đau lòng như trên.
Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

(GLO)- Tuyến đường nhựa liên xã Ia Chía-Ia O (huyện Ia Grai) dài khoảng 20 km đã bị hư hỏng nặng. Lòng đường, đặc biệt là đoạn đi qua làng Kon Ngó (xã Ia Chía) dài khoảng 2 km đã bị bong tróc gần hết lớp nhựa mặt đường, rất nhiều vị trí đã hình thành những ổ trâu, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với người tham gia giao thông.
Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

(GLO)- Hiện nay, bà con nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch bơ chính vụ 2017. Theo đánh giá của nhiều người, vụ bơ năm nay tuy năng suất giảm nhưng bù lại giá bán tăng nên bà con vẫn thu lãi lớn.
Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

(GLO)- Tuần qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã làm cái việc không nên làm, đó là công khai danh sách 300 ca khúc nhạc đỏ được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều bài hát rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là bài “Tiến quân ca“ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Câu chuyện đã gây nên một sự phản ứng dữ dội trong xã hội, đến nỗi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

(GLO)-Bất chấp những tai nạn bất ngờ xảy ra, trưa 22-5, trên đường Hùng Vương, chủ xe ô tô tải BKS: 81C-119.68 và 1 xe khác (không rõ BKS) cùng chở tấm bảng hiệu lớn, cồng kềnh, vượt kích thước quy định di chuyển trong nội thành vào thời điểm đông người qua lại.
Đường Hoàng Sa ngập rác thải

Đường Hoàng Sa ngập rác thải

(GLO)-Các loại rác thải từ phế liệu xây dựng đến rác sinh hoạt hộ gia đình được vứt bỏ tràn lan bên đường. Đó là hình ảnh ghi nhận trên đường Hoàng Sa, xã Diên Phú-thành phố Pleiku. Ngoài việc gây mất mỹ quan đô thị, những bãi rác ở đây còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân.
Hè về lại lo đuối nước

Hè về lại lo đuối nước

(GLO)- Chưa đầy một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là dịp để các em có những giờ phút vui chơi, giải trí, bổ sung năng lượng trước khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là nỗi lo thường trực về sự gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ em trong dịp này.
Dân khổ vì đường xuống cấp

Dân khổ vì đường xuống cấp

(GLO)- Nhiều năm nay, tuyến đường liên thôn từ ngã ba đường Trường Sơn Đông nối thôn Mê Linh với các buôn H'Mung, Nung, Uôr của xã Chư Drăng (huyện Krông Pa) bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại.
Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

(GLO)- Lợi dụng danh nghĩa đòi công lý, bảo vệ môi trường biển, thời gian qua, một số đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin đi biểu tình, gây rối, phủ nhận sự nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương trong việc giải quyết hậu quả sự cố môi trường Formosa, phá hoại kinh tế, cố tình tạo bất ổn để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Những âm mưu ấy phải được ngăn chặn và nghiêm trị, nhằm giữ kỷ cương phép nước, bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Hội chứng… sợ yêu

Hội chứng… sợ yêu

(GLO)- Hội chứng Philophobia không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn tác động về mặt thể chất, như thường xuyên khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khóc lóc, ngược đãi bản thân, hay lên cơn hoảng loạn và có một sự thôi thúc phải chạy trốn. Đó cũng là lý do tại sao có người đã bỏ chạy ngay trước đám cưới
Rác thải ngập suối Gò Yầu

Rác thải ngập suối Gò Yầu

(GLO)- Suối Gò Yầu đoạn chảy qua xã Chư Răng, huyện Ia Pa đang bị ô nhiễm bởi tình trạng vứt rác thải vô ý thức của người dân trong khu vực, đặc biệt là ở đoạn cầu tràn từ trung tâm xã Chư Răng đi thôn Lê Tù. Cầu tràn này cách chợ xã Chư Răng chừng 100 mét nên các tiểu thương thường mang rác thải ở chợ để vứt xuống dòng nước tại đây.
Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

(GLO)- Tại cầu công viên nối phường Yên Đổ (TP. Pleiku) với xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) những đống rác đủ loại ngày càng tràn ra mặt đường. Không chỉ người dân sinh sống gần bãi rác mà người đi đường đều cảm thấy rất khó chịu vì bãi rác tự phát này.
Các hoa viên công cộng xuống cấp

Các hoa viên công cộng xuống cấp

(GLO)- Đô thị ngày càng phát triển, không gian vui chơi, sinh hoạt ngày càng thu hẹp. Chính vì thế, những hoa viên trong thành phố chính là lựa chọn của người dân để lui tới thư giãn, tận hưởng không gian trong lành. Tuy nhiên, những hoa viên này do ít được duy tu, sửa chữa đã xuống cấp trầm trọng.
Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

(GLO)- Trên mọi tuyến xe buýt, tài xế hoặc tiếp viên thường mở nhạc, thông qua loa trong ca-bin, phát ra rả suốt hành trình dài. Cứ tưởng chuyện này nhỏ nhặt, nhưng thật ra là cả vấn đề rắc rối.
Cột điện chình ình giữa hẻm

Cột điện chình ình giữa hẻm

(GLO)- Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân sống tại hẻm 49/1 đường Đồng Tiến (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku) luôn đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, khi hai cột điện nằm chình ình giữa hẻm, ngay đầu lối vào.