Những người làm đẹp đường phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dáng người mảnh khảnh, giọng nói nhẹ nhàng, nước da trắng trẻo, nhìn chị, khó ai đoán đó là một công nhân vệ sinh môi trường với sự cố gắng phi thường. Hàng ngày, cứ 2 giờ sáng, chị Lê Thị Hương đã bắt đầu công việc. Buổi chiều chị cùng các chị em trong tổ đi thu gom rác, có những hôm thiếu người, một mình chị phải đẩy chiếc cộ nặng hàng tạ đi hàng nửa cây số. Công việc đâu chỉ có vậy, buổi trưa chị lại tranh thủ đến từng hộ để thu phí, có hộ phải đi vài ba lần mới gặp chủ nhà. “Công việc vất vả là vậy, nhưng Hương luôn hoàn thành xuất sắc, thậm chí nếu chị em trong đội có bị ốm đau Hương sẵn sàng làm thay” -chị Trần Thị Hồng, Đội phó Đội Vệ sinh Môi trường II (Công ty Công trình Đô thị thành phố Pleiku) cho biết. Còn với chị Hương: “Được vào làm công nhân vệ sinh môi trường với tôi là một may mắn. Từ ngày vào làm trong công ty, công việc có vất vả hơn nhưng thu nhập ổn định hơn nhiều so với lao động phổ thông bên ngoài, lương bình quân mỗi tháng cũng được 2,3 triệu đồng đến 2,4 triệu đồng”.

Gia đình anh Thái quây quần trong căn nhà khang trang. Ảnh: Lê Lan
Gia đình anh Thái quây quần trong căn nhà khang trang. Ảnh: Lê Lan
Cũng như chị Hương, anh Nguyễn Văn Thái cũng là người miệt mài với công việc và cũng rất gắn bó với nghề. Anh cho biết:  “Gần 15 năm gắn bó với nghề, ngày nào cũng ra đường, ngày nắng cũng như ngày mưa, càng lễ, Tết lại càng làm nhiều hơn. Tổ có 14 anh em nhưng phải đi theo 8 chiếc xe ép rác, phục vụ toàn thành phố Pleiku. Công việc nặng nhọc, nhất là mùa mưa anh em rất dễ bị đau. Là tổ trưởng đôi lúc tôi cũng “nhức đầu” khi phải xắp xếp ca làm việc thật hợp lý để không trùng”- anh Thái bày tỏ. Vợ anh, chị Trần Thị Nhương, cũng là công nhân vệ sinh môi trường đã 14 năm nay, chị không chỉ hoàn thành tốt công việc công ty mà còn là người mẹ biết chăm lo cho gia đình.

Tiếp tôi trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, anh Nguyễn Văn Thái không ngại kể về công việc làm thêm của mình. Mỗi khi chuông đồng hồ reo 4 giờ 30 phút sáng, ấy là lúc anh và chị thức dậy, ra vườn. Những ngày rau nhiều, anh phải chở ra chợ sau đó mới về nhà cho con ăn sáng, đưa con đi học rồi mới đi làm. “Năm ngoái nhà tôi làm 2 sào rau, trồng đủ các loại, hết làm đất rồi bón phân, bận lắm, đến thời gian ngủ cũng hiếm. Nhưng năm nay thì chỉ làm một sào thôi, phải dành thời gian để chăm sóc con- ngồi cạnh chồng chị Nhương nói thêm vào. Bình thường lương của 2 vợ chồng được 4-5 triệu đồng/tháng cộng thêm khoản thu từ trồng rau 3,5 triệu đồng/tháng nên cuộc sống của gia đình coi như là khá giả, có thể sắm được những vật dụng đắt tiền.

Không thua kém vợ chồng anh Thái, chị Hương vốn có tay nghề ươm cây từ hồi còn làm ở Lâm trường Kon Hà Nừng, tranh thủ thời gian ở nhà chị ươm cây rừng để bán. Không chỉ làm hết trên khoảnh đất của gia đình, chị còn thuê thêm đất để làm vườn ươm cây giống, mỗi vụ ươm trên 10 vạn cây. Nhà chị ngay gần Trường Trung cấp Lâm nghiệp nên vườn ươm của chị được nhiều người biết đến, khách đặt mua hàng khá đông, công việc làm ăn cũng khấm khá dần lên. “Cực nhọc bao nhiêu chị cũng cố được, chỉ mong con cái học hành đàng hoàng, có trình độ cho đỡ khổ”- chị Hương hạ giọng nói.

“Công việc tuy vất vả nhưng ngoài giờ làm việc ở công ty, hầu hết anh chị em trong đội đều tranh thủ tăng gia, sản xuất thêm, người thì trồng rau, người ươm cây, chăn nuôi… Nhờ thế mọi người có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Ngoài ra, các chị em trong đội còn rủ nhau góp mỗi tháng 500 ngàn đồng, lập quỹ luân chuyển để có thể mua sắm các vật dụng, tiện nghi trong gia đình”- chị Trần Thị Hồng cho biết thêm.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

35 năm truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử

Giữa đồi Ghềnh Ráng hoang vu, có một người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, ngày đêm cần mẫn viết thơ Hàn Mặc Tử lên phiến gỗ và giấy bản bằng bút lửa. Ông làm không vì nặng gánh mưu sinh, mà muốn lưu giữ di bản và truyền bá rộng rãi thơ Hàn Mặc Tử đến người yêu thơ trong và ngoài nước. Khát vọng lớn nhất của ông là lưu giữ di bản và truyền bá thơ Hàn Mặc Tử đến thế hệ trẻ Việt Nam và bầu bạn thế giới. Ông là Trương Dzũ Kha - người nghệ sĩ truyền khắc thơ Hàn Mặc Tử quên cả thân mình.
Người "giữ hồn" Tây Nguyên

Người "giữ hồn" Tây Nguyên

(GLO)- Với mong muốn lưu giữ nét văn hóa Tây Nguyên cho thế hệ sau, anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi, thôn 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã đến nhiều nơi để sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật quý hiếm của hầu hết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên về lưu giữ và trưng bày tại nhà mình. Việc làm có ý nghĩa này của anh được ngành Văn hóa tỉnh khuyến khích và đánh giá cao.
Thăm nhà của Đại tướng…

Thăm nhà của Đại tướng…

(GLO)- Cách đây 60 năm (ngày 7-5-1954), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi một dấu son sáng chói trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Trong khoảng không gian và thời gian này, trong lòng của rất nhiều người con đất Việt, rưng rưng những xúc cảm nuối tiếc khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp-vị tướng của nhân dân.
Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Họa sĩ Phan Hải Bằng: Duyên nợ với giấy

Tự nhận mình là “khùng” khi cứ suốt ngày lọ mọ với giấy, sau 11 năm đeo đuổi giấy như một cái nợ, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã làm nên những loại giấy và những tác phẩm tranh bằng giấy mộc mạc mà cuốn hút đến ngỡ ngàng...
Hành trình... linh chi

Hành trình... linh chi

Trồng nấm ăn đã khó, trồng được nấm linh chi để chữa bệnh hiểm nghèo càng khó hơn. Thế mà, ở Quảng Ngãi có một nông dân duy nhất đã kiên trì học và trồng được loại nấm này. Anh là Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, Mộ Đức.
Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nghệ nhân Y Thim với việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên nếu không được bảo tồn một cách tích cực thì sẽ mất dần trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hôm nay và sẽ thay vào đó những thứ văn hóa ngoại lai. Nghệ nhân Y Thim ở Buôn Yă- Đak Lak mở đầu câu chuyện về việc bảo tồn...
“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”

“Trên đời này còn nhiều người nghèo khó lắm. Mình may mắn có được cuộc sống khá giả, vì vậy phải quan tâm chia sẻ tới những người nghèo. Giúp người nghèo khó là hạnh phúc của mình”- đó là tâm sự của bà Lâm Thị Liễu- Chủ tiệm vàng Mỹ Oanh (thị xã An Khê, Gia Lai).
Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Thêm những hiểu biết về cuộc đời họa sĩ Xu Man

Ở Gia Lai có hai người Bahnar nổi tiếng cùng được hai nhà văn quân đội vinh danh ngay từ khi các ông còn sống. Đó là Anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và họa sĩ Xu Man trong Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man của Trung Trung Đỉnh.
“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

“Làm từ thiện rất cần một tấm lòng”

Đã gặp và đi với chị không ít lần trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã tưởng người phụ nữ nhỏ nhắn này rất đỗi thân quen rồi, ấy thế mà có dịp ngồi lại trò chuyện, tôi lại ngỡ ngàng...
Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Chủ tịch Hội “khét mùi thuốc lá”

Bằng ý chí lao động phi thường, Nguyễn Đình Khánh - Thôn 3 xã Chư Gu (Krông Pa) đã tạo dựng nên cơ nghiệp trị giá tiền tỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là người cán bộ Hội Nông dân này với uy tín của mình đã xốc dậy một phong trào sản xuất giỏi, xây dựng hội vững mạnh…
Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Nghệ sỹ và cây đàn “tán gái”

Bật dây dạo một nét nhạc, nghệ sỹ ưu tú Thảo Giang cầm cây đàn xù xì khoái tra cười rồi hỏi tôi: “Có giống lời người thổ lộ tình cảm không? Nó là cây đàn tán gái đó”. Tôi chưa thể hiểu được lời anh nói. Có lẽ vì tiếng đàn nỉ  non, réo rắt như lời thủ thỉ, tâm tình của trai gái lúc mới yêu nhau?
Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Một phụ nữ Jrai vượt lên chính mình

Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy. Yêu văn hóa của dân tộc mình, chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp.
Người cộng sản kiên trung

Người cộng sản kiên trung

Tôi biết anh Năm Vinh (tên thật là Võ Trung Thành, còn có bí danh khác là Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh) từ năm 1952. Mặc dù anh ở khu 1 (Kbang) còn tôi hoạt động ở khu 5 (Đức Cơ), chỉ thỉnh thoảng về họp hoặc anh lên dinh điền công tác mới gặp nhưng chúng tôi rất hiểu nhau.