Từ Báo Tây Nguyên…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 30 năm trước, từ Sư đoàn 320 tôi được điều lên làm phóng viên Báo Binh đoàn Tây Nguyên. Ngay từ những ngày đầu, tôi đã có cơ may được tiếp xúc với Đại tá Nguyễn Đằng-người phụ trách đầu tiên của Báo Tây Nguyên. Đại tá Nguyễn Đằng là cán bộ tiền khởi nghĩa, có mặt ở chiến trường Tây Nguyên từ ngày đầu thành lập Mặt trận B3 (1-5-1964). Ông đã kinh qua nhiều cương vị lãnh đạo chỉ huy như: Phó ban Tuyên huấn Mặt trận, Chính ủy Trung đoàn 28, Phó Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Tây Nguyên rồi Chủ nhiệm Chính trị Binh đoàn Tây Nguyên.

Tháng 6-1983, thực hiện cơ chế 7, ông được chuyển sang làm Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Binh đoàn. Ông thường đến Tòa soạn thăm chúng tôi. Thấy tôi là “lính mới”, ông rất vui và kể cho nghe nhiều chuyện về chiến trường, về sự khó khăn thiếu thốn của Tây Nguyên thời đánh Mỹ. Trong những câu chuyện ấy, tôi rất ấn tượng về quá trình hình thành và phát triển của báo Binh đoàn Tây Nguyên. Ông nói: “Ra đời giữa những ngày quân và dân Tây Nguyên phải đọ sức quyết liệt với những đơn vị sừng sỏ nhất của quân xâm lược Mỹ nhưng Báo đã thể hiện rõ tính chiến đấu cao, là tiếng nói của lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên. Số báo đầu ra ngày 5-3-1967 được in trên 12 trang rô-nê-ô, hai màu, tập trung phản ánh kết quả Đại hội chiến sĩ thi đua của Mặt trận Tây Nguyên lần thứ nhất. Tuy tờ báo in đơn giản, hình thức chưa được bắt mắt nhưng khi nhận được, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị rất vui, họ chuyền tay nhau đọc say sưa, hào hứng!”.

 

Tác giả (người đứng)kiểm tra sắp chữ in báo những ngày đầu trở lại Tây Nguyên (1988).
Tác giả (người đứng)kiểm tra sắp chữ in báo những ngày đầu trở lại Tây Nguyên (1988).

Tờ báo được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và cơ quan chính trị Mặt trận. Lúc đầu, đồng chí Đặng Vũ Hiệp-Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận trực tiếp làm Tổng Biên tập; đồng chí Nguyễn Đằng-Phó ban Tuyên huấn được giao phụ trách chung. Báo được phát hành đến cấp đại đội của tất cả các đơn vị chủ lực, địa phương, cơ quan quân sự các huyện, tỉnh của Mặt trận Tây Nguyên lúc đó gồm Kon Tum, Gia Lai và Đak Lak. Tháng 6-1967, Tổng cục Chính trị cử một bộ phận nhà in quân đội bổ sung cho Tây Nguyên, từ đó báo được in ti-pô, có điều kiện trang trí, mở rộng chuyên mục, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của bạn đọc.

Ngoài 9 phóng viên được Tổng cục Chính trị cử vào cuối năm 1966, Tòa soạn tiếp tục được bổ sung những cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị. Anh em đã từng xông pha qua nhiều trận đánh, nay chuyển sang cầm bút viết báo nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ ban đầu. Các phóng viên đã lăn lộn cùng với bộ đội khắp các chiến trường ác liệt để thu thập tài liệu, chụp ảnh, viết bài. Anh em vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, tích cực trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau. Người biết ít hướng dẫn cho người chưa biết. Người biết nhiều bồi dưỡng cho người biết ít. Với quyết tâm ấy, các tin, bài, ảnh được đăng trên báo Tây Nguyên luôn nóng hổi tính thời sự, phản ánh chân thực nhịp sống, chiến đấu và sản xuất của quân và dân Tây Nguyên, góp phần động viên, kêu gọi hiệu triệu mọi người dũng cảm chiến đấu và chiến thắng quân thù.

Phóng viên của Báo Tây Nguyên luôn theo sát bước chân của chiến sĩ trong các chiến dịch nổi tiếng như: Sa Thầy, Đak Tô, Xuân Mậu Thân, Xuân-Hè 1972, Tây Nguyên Xuân 1975…, tạo ra các tác phẩm ấn tượng, có sức lôi cuốn kỳ lạ. Nhiều khi gặp địch, các anh gác bút, cất máy ảnh, cầm súng chiến đấu như những người lính thực thụ. Có người vừa cầm súng, vừa cầm máy ảnh hiên ngang trong làn bom đạn như phóng viên Nguyễn Văn Minh tổ chức bộ đội chiến đấu giữ chốt ở Ngọc Bờ Biêng; phóng viên Lê Sỹ Hành tham gia tiến công quân Mỹ ở cao điểm 875 trong chiến dịch Sa Thầy; phóng viên Đinh Ngãi tham gia chiến đấu bảo vệ thương binh ở Gia Lai…

Sau khi Tây Nguyên được giải phóng, trước yêu cầu phát triển của cách mạng, ngày 26-3-1975, Quân đoàn 3-Binh đoàn Tây Nguyên được thành lập trên cơ sở khối chủ lực Mặt trận Tây Nguyên. Từ đó Báo Tây Nguyên mang tên Binh đoàn Tây Nguyên. Đại úy Đinh Ngãi được giao làm Tổng Biên tập, Đại úy Nguyễn Khắc Quán làm Phó Tổng Biên tập. Vừa ra đời, Binh đoàn đã vinh dự được tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đội ngũ phóng viên của báo đã có mặt ở các mũi tiến công chủ yếu của Binh đoàn, kịp thời phản ánh động viên cổ vũ bộ đội đẩy nhanh tốc độ tiến công, đập tan căn cứ Đồng Dù, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy… góp phần cùng quân và dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước!

Sau ngày miền Nam được giải phóng, Binh đoàn tiếp tục cơ động xây dựng, chiến đấu ở nhiều địa bàn khác nhau. Phát huy truyền thống của Báo Tây Nguyên, Báo Binh đoàn Tây Nguyên luôn xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và tiếng nói của cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn. Các phóng viên của báo lại tiếp tục vào trận mới. Anh em đã lăn lộn cùng bộ đội trên thao trường nắng gió miền Trung, tham gia truy quét FULRO ở Tây Nguyên, cơ động chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, chiến đấu bảo vệ biên giới Hà Tuyên, rồi hành quân trở lại xây dựng và bảo vệ Tây Nguyên… Những tin, bài, ảnh luôn thấm đẫm mồ hôi, công sức và cả máu của các phóng viên, kịp thời cổ vũ động viên bộ đội thi đua vượt khó sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Báo Tây Nguyên và Báo Binh đoàn Tây Nguyên còn là nơi sản sinh ra những nhà báo, nhà thơ nổi tiếng, nhiều người trong số đó sau này trở thành những người quản lý cơ quan báo chí, văn nghệ trong và ngoài quân đội. Đó là các nhà báo: Nguyễn Đình Thảo-nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam-Bộ Quốc phòng; Nguyễn Khắc Quán-nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai; Nguyễn Mạnh Tuấn-nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thái Nguyên; Nguyễn Văn Công-nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Lào Cai; Nguyễn Đắc Sinh-nguyên Tổng Biên tập Báo Vĩnh Phú; Trần Kim Dung-nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thái Bình; Hồng Sơn-nguyên Trưởng ban Biên tập Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng Báo Quân đội nhân dân; Nhà thơ Hồng Thanh Quang-nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân và hiện là Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết...

Hùng Tấn
(nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Binh đoàn Tây Nguyên)

Có thể bạn quan tâm

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Trong hai ngày (6 và 7-10), Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh tại Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Đồng chí Võ Anh Tuấn-quyền Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng ban tổ chức, cho biết:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.