Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.

 
- Ông cho biết những nét mới trong phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 so với giai đoạn trước?


Kế thừa những thành tựu của phong trào trong 10 năm triển khai cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, tuy nhiên trong các văn bản chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, có quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận các danh hiệu văn hóa. 

Theo đó, thời gian tới sẽ tập trung vào một số nội dung trọng yếu như: Xây dựng con người về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng gia đình văn hóa bền vững để tạo ra tế bào góp phần phát triển xã hội; xây dựng các cộng đồng dân cư ở nông thôn có đời sống kinh tế phát triển, văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; khai thác phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc để xây dựng các cộng đồng dân cư đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng nếp sống văn minh. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa đạt được kết quả như mong đợi. Vì thế, đây cũng là nội dung cần đặc biệt chú trọng trong giai đoạn này. Trước hết, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang phải gương mẫu trong thực hiện các quy định của Nhà nước; làm sao xây dựng nếp sống văn minh từ nông thôn đến thành thị lành mạnh, phong phú. Mục tiêu quan trọng nữa là xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao đồng bộ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân hưởng thụ, tham gia các hoạt động và sáng tạo các giá trị văn hóa.

- Thành tựu trong 10 năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH có ý nghĩa như thế nào trong việc triển khai phong trào ở giai đoạn tiếp theo, thưa ông?

Phong trào TDĐKXDĐSVH đã triển khai hơn 10 năm, BCĐ cũng đã chỉ đạo tổng kết, đánh giá từ cấp cơ sở đến Trung ương về những thành tựu và tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm. Đây là cơ sở để BCĐ đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp, sát với tình hình thực tế để triển khai có hiệu quả phong trào trong giai đoạn tiếp theo.
Thị trấn Kbang hôm nay. Ảnh: Minh Thi
Thị trấn Kbang hôm nay. Ảnh: Minh Thi
Vấn đề trọng tâm, then chốt mà BCĐ hướng tới trong giai đoạn đến là thống nhất phong trào và danh hiệu thi đua để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; tham mưu cho các cấp, các ngành, chính quyền hoàn thiện cơ chế quản lý phong trào, vừa đảm bảo sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, vừa phát huy xã hội hóa văn hóa; tập trung nâng cao chất lượng chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia và phát huy các tổ tự quản của cộng đồng dân cư tạo cho phong trào những bước phát triển mới.   

- Theo ông, Gia Lai cần chú trọng vấn đề gì trong quá trình triển khai phong trào TDĐKXDĐSVH trong giai đoạn 2011-2015?

Gia Lai là tỉnh có có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số khá đông, còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đây chính là thế mạnh trong việc triển khai phong trào TDĐKXDĐSVH. Gìn giữ, phát huy những giá trị này chính là góp phần thúc đẩy phong trào TDĐKXDĐSVH đi vào chiều sâu, giúp người dân hiểu được vai trò của văn hóa đối với sự phát triển. Gia Lai cần triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
Đồng thời, cần quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, góp phần giảm bớt sự chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa giữa miền xuôi và miền núi; đặc biệt cần bài trừ, khắc phục những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội, hướng tới những nghi lễ văn minh, phù hợp với cuộc sống. Thông qua phong trào TDĐKXDĐSVH, góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người bản địa ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.- Cảm ơn ông!
Hoàng Ngọc (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Gia Lai: Hội ngộ cồng chiêng trẻ!

Trong hai ngày (6 và 7-10), Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh tại Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Đồng chí Võ Anh Tuấn-quyền Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng ban tổ chức, cho biết:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.