Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Phan Văn Quảng
Ông Phan Văn Quảng
Nhân kỷ niệm Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam (1-7), phóng viên Báo Gia Lai đã trao đổi với ông Phan Văn Quảng- Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Gia Lai về quá trình triển khai Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong thời gian qua và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014.
* Xin ông cho biết những kết quả đạt được sau gần 2 năm triển khai thực hiện Luật BHYT?
- Ông Phan Văn Quảng: Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009. Sau khi luật có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27-7-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Tiếp đó, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành một hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện. Tại Gia Lai, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 20-10-2009 về việc đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Công văn số 3020/UBND-VX ngày 30-9-2009 về việc triển khai Luật BHYT… đã tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức thực hiện Luật BHYT đã thu được một số kết quả nhất định.
Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thu, phát hành thẻ phù hợp với các quy định của Luật. Tính đến hết năm 2010, BHXH tỉnh đã phát hành 950.252 thẻ BHYT chiếm tỷ lệ 73% dân số toàn tỉnh, trong đó thẻ BHYT của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn là 534.824 thẻ, với số thu trên 390 tỷ đồng, trong đó quỹ khám-chữa bệnh đạt trên 351 tỷ đồng.
Ảnh: Anh Khoa
Ảnh: Anh Khoa
Năm 2010, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã ký hợp đồng với 30 cơ sở y tế khám-chữa bệnh, cung ứng dịch vụ y tế cho người có thẻ BHYT. Trong năm qua, các cơ sở  này đã khám-chữa bệnh cho 849.163 lượt. Tổng số tiền chi cho khám-chữa bệnh trên 171,86 tỷ đồng.
* Ông đánh giá như thế nào về công tác khám-chữa bệnh BHYT thời gian qua?
- Ông Phan Văn Quảng: Ngành Y tế đang thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh tại các cơ sở khám-chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT”. Trên địa bàn tỉnh, công tác khám-chữa bệnh, cung ứng dịch vụ y tế cho nhân dân và người có thẻ BHYT ngày càng được nâng cao. Toàn tỉnh có 222 xã, phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động, tỷ lệ bác sĩ đang công tác tại tuyến xã đạt 60%, đến nay đã có 64 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Ngành Y tế hiện có 3.561 cán bộ y tế, trong đó có 530 bác sĩ và đã có 209 bác sĩ có trình độ sau đại học. Năm 2010 đã thực hiện việc khám chữa bệnh cho 1.178.088 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh bình quân là 106,8%. Các cơ sở y tế đều triển khai các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới để phục vụ người bệnh nhằm tạo niềm tin để người dân tích cực tham gia  tiến tới BHYT toàn dân.
* Theo dự báo, việc vận động đến năm 2014 toàn dân tham gia BHYT sẽ gặp không ít khó khăn. Xin ông cho biết những khó khăn đó là gì?
- Ông Phan Văn Quảng: Gia Lai có khoảng 73% dân số tham gia BHYT. Việc thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia để tiến tới BHYT toàn dân theo lộ trình của Luật gặp không ít khó khăn. Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện có một số vấn đề chưa phù hợp với tình hình hoạt động của thực tiễn đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện của các đơn vị sử dụng lao động và ngành Bảo hiểm Xã hội. Công tác tuyên truyền của các ngành, các cấp chưa thường xuyên liên tục, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân để người dân tự giác tham gia BHYT.
Mặt khác, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về quyền và nghĩa vụ của mình về chính sách BHYT còn hạn chế. Một số chủ sử dụng lao động nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn đưa ra nhiều lý do để không tham gia. Người lao động vì thiếu việc làm nên không dám đấu tranh đòi quyền lợi, một số khác nghĩ về quyền lợi trước mắt sức khỏe còn tốt nên không tham gia BHYT. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên triệt để, sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện chính sách BHYT vẫn còn hạn chế, đôi khi còn chưa thật sự sâu sắc.
* Để thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã đưa ra những giải pháp gì, thưa ông?
- Ông Phan Văn Quảng: Để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Hàng năm tổ chức báo cáo việc thực hiện cho cấp trên để có sự chỉ đạo phù hợp với thực tiễn hoạt động. Phối hợp với các sở, ban ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đối với việc thực hiện chính sách BHYT đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ theo đúng chế độ. Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với các ngành quản lý nhà nước về chính sách BHYT để thành lập các đoàn thanh tra liên ngành đối với các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện Luật BHYT.
Kịp thời biểu dương các đơn vị thực hiện tốt và kiên quyết xử phạt các đơn vị thực hiện chưa tốt. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp để tạo sự tự giác cho người dân tham gia. Cải cách thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết chính sách cho mọi người tham gia thuận lợi, tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho cán bộ viên chức trong việc phục vụ  đối tượng có thẻ BHYT.
* Xin cảm ơn ông!
Anh Khoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.