Ngành Tuyên giáo Gia Lai: “Trung thành- Tận tụy- Nhạy bén- Hiệu quả”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng và 65 năm ngành Tuyên giáo Gia Lai, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với Phó Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
* Ông có thể nhận định khái quát về thành tựu của ngành Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh trong 65 năm qua?
- Qua chặng đường 65 năm qua, thành tựu của ngành Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh có thể khái quát như sau: “Trung thành- Tận tụy- Nhạy bén- Hiệu quả”. Ngành Tuyên giáo góp phần khẳng định đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, những chủ trương sáng tạo của địa phương trong từng thời kỳ cách mạng, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ qua các nhiệm kỳ.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác tuyên giáo của Đảng bộ đã tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn, bản chất phản động của tổ chức FULRO lưu vong; vận động xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh không ngừng vững mạnh; tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
* Ông cho biết một số định hướng lớn cho công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới?
- Trong thời gian tới, công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Trước mắt, công tác tuyên giáo cùng với các mặt công tác khác của Đảng nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; cổ vũ, động viên và tập hợp sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ VIII, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh vững mạnh. Đồng thời, triển khai tốt việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tập trung cao cho yêu cầu “làm theo”, nêu gương của cán bộ chủ chốt các cấp; cổ vũ những tập thể, cá nhân học tập Bác, làm theo Bác mà trở thành các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; kịp thời đúc rút bài học kinh nghiệm và bổ sung các giải pháp phù hợp cho các bước đi tiếp theo. Thông qua cuộc vận động để xây dựng nền tảng đạo đức trong Đảng và trong xã hội.
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Chú trọng tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương phát triển diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền vị trí địa lý kinh tế của Gia Lai trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia, công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia, về biển đảo Việt Nam theo chương trình đã ký kết với Bộ Tư lệnh Hải quân.
Tăng cường công tác giáo dục ý thức hệ, làm cho toàn Đảng, toàn dân nắm vững, nhất trí cao với mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới, kiên định Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có đạo đức, tác phong gương mẫu; tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược công tác tuyên giáo trong tình hình mới.
Đề cao trách nhiệm của toàn Đảng đối với công tác tuyên giáo. Tiếp tục đổi mới, nâng cao tính chiến đấu, tính khoa học, chất lượng và hiệu quả công tác tuyên giáo. Gắn kết chặt chẽ công tác tuyên giáo với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh không ngừng vững mạnh. Đổi mới mạnh mẽ việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tham mưu đắc lực, có chất lượng, hiệu quả cho cấp ủy trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn nghệ; xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, nghị quyết “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2015, định hướng 2020”, “Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”; đưa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả chính trị- kinh tế- xã hội của cuộc vận động. Chủ động, tích cực bám sát thực tiễn; phân tích, dự báo chính xác, kịp thời; đề ra định hướng tư tưởng đúng. Giữ vững và phát huy thế chủ động, sáng tạo, tiến công, sắc bén, hiệu quả; kết hợp chặt chẽ “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính, giữa biểu dương và phê bình; tăng tính thuyết phục, sự đồng thuận.
Tiếp tục tham mưu, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới”; các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác báo chí, để báo chí tỉnh nhà thực sự là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, đồng thời là diễn đàn, là người bạn tin cậy của nhân dân. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại, đưa nhiều thông tin có nội dung tốt, quảng bá hình ảnh đất và người Gia Lai đến nhiều vùng miền của đất nước, khu vực và thế giới. Tích cực, chủ động đấu tranh trên trận địa tư tưởng, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta; chủ động phòng ngừa những diễn biến bất thường trong nội bộ.
Làm tốt công tác nghiên cứu, tham mưu cho Đảng bộ về cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, khoa học- công nghệ, bảo vệ môi trường, các vấn đề xã hội; góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng hoạt động của các lĩnh vực này trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tham mưu cấp ủy chỉ đạo tốt công tác lịch sử Đảng bộ, Đảng bộ địa phương, lịch sử ngành, lịch sử phong trào… qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của các tầng lớp nhân dân; đưa công tác điều tra, nghiên cứu, nắm chắc dư luận xã hội đi vào nền nếp, qua đó làm cho tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng và đời sống nhân dân đi vào chủ trương, nghị quyết của Đảng, để ý Đảng hợp lòng dân.
Trong tình hình công cuộc đổi mới diễn ra ngày càng sâu sắc, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và thực tiễn cuộc sống đặt ra cho công tác tuyên giáo nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải đi sát cơ sở, hòa mình vào các tầng lớp nhân dân, tổ chức điều tra, nghiên cứu, nghiêm túc tổng kết kinh nghiệm để có nhận thức khoa học, tìm ra được biện pháp có hiệu quả. Điều tra nghiên cứu để nắm toàn diện tình hình thực tiễn, phân tích, tính toán, tìm tòi quy luật, nắm bắt xu hướng phát triển, nhạy bén nắm bắt tình hình mới, tham mưu kịp thời để giải quyết vấn đề mới, giúp công tác tuyên giáo đạt hiệu quả cao.
* Xin chân thành cảm ơn ông!
Xuân Quỳnh (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.