Việc giữ lại phần trăm lương khoán công trình không trái quy định của pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ảnh: Đức Thanh
Ảnh: Đức Thanh

Một số cán bộ công tác ở Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng giao thông Gia Lai phán ánh: “Trước đây chúng tôi công tác tại Công ty này và được trả lương khoán công trình về các phòng, ban thuộc Công ty. Công ty đưa ra quy chế buộc các phòng, ban chỉ thanh toán cho các nhân viên đã rời Công ty 80% số tiền công trình mà lẽ ra nếu còn ở lại thì sẽ nhận đủ 100%”

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, theo Quy chế nội bộ của Công ty được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2009/QĐ-GĐ ngày 1-6-2009 của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Gia Lai có quy định: Kể từ ngày 1-6-2009, “Đối với các trường hợp hưởng lương khoán nhưng nghỉ công tác tại Công ty, bộ phận hưởng lương khoán thanh toán 80% lương công trình chưa được nhận sau khi đã trừ tạm ứng với Công ty của cá nhân đó, phần còn lại dùng làm quỹ dự trữ của bộ phận dùng cho các công việc còn liên quan đến công trình khoán: Chỉnh sửa hồ sơ, giám sát tác giả, quyết toán giảm của cơ quan quản lý và các rủi ro khác”.

Hơn nữa, theo Quy chế trả lương sản phẩm trong nội bộ Công ty có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2006, tất cả lương của Công ty đều trả thẳng về từng phòng, ban của Công ty. Trên cơ sở đó, các phòng, ban trả lương cho từng cán bộ của phòng, ban đó tuỳ theo năng lực, thời gian, năng lực làm việc… của mỗi người trong từng tháng. Cụ thể, bộ phận Tư vấn giám sát được nhận 60% doanh thu tư vấn giám sát; bộ phận lập hồ sơ mời thầu được nhận 25% doanh thu lập hồ sơ mời thầu; khảo sát thiết kế, lập dự án các công trình giao thông được nhận 37% doanh thu khảo sát thiết kế v.v.. Trên cơ sở đó, từng bộ phận này sẽ trả lương cho cán bộ, công nhân viên của phòng, ban.

Trong thời gian làm việc, cán bộ công nhân viên được ứng lương hàng tháng. Số tiền ứng này sẽ được trừ vào lương khoán khi công trình được quyết toán. Chính vì vậy, tất cả các hợp đồng được ký kết giữa Công ty với người lao động bằng hình thức trả lương khoán thì ngoài ngạch bậc, chế độ theo quy định… trong hợp đồng lao động có đề cập hình thức trả lương.

Hiện nay trong bảng lương của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Gia Lai tất cả những người nhận lương không ai thấp dưới 3 lần lương tối thiểu Nhà nước quy định. Theo ông Trần Anh Tuấn- giám đốc Công ty cho biết, việc giữ lại 20% lương khoán các công trình chính là đảm bảo những rủi ro có thể xảy ra với công trình dang dở mà những người ở lại đang tiếp tục thực hiện.  Cũng xung quanh nội dung này, theo Chánh thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết: Việc thực hiện này của Công ty là không trái quy định của pháp luật. Nếu cá nhân không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Toà.

Lê Văn Nhung


Có thể bạn quan tâm

Bị phạt vì tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu

Bị phạt vì tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu

(GLO)- Qua đường dây nóng của Báo Gia Lai, bà Đặng Thị Thơm (SN 1975), trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai phản ánh việc bà bị Công an thị trấn Ia Kha phạt 500.000 đồng vì lỗi tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu gia đình nhưng không có hóa đơn, biên lai gì mà chỉ có mỗi biên bản vi phạm hành chính.

Hỏi-đáp pháp luật

Bà Hồ Thị Minh Linh Trà Xuân- Trà Bồng- Quảng Ngãi, hỏi: Khi tôi yêu cầu Thi hành án, mà người thi hành án khai là không đủ khả năng để trả. Vậy tôi phải làm đơn như thế nào và gửi cấp nào cao hơn Thi hàn án Quân khu V.

Bạn đọc hỏi-cơ quan chức năng trả lời:

(GLO)- Vừa qua, Báo Gia Lai có nhận thư hỏi của ông Nguyễn Viết Hậu (tỉnh Bình Dương) về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, ngày 24-12-2010 của Chính phủ.

Hỏi-đáp pháp luật

Ông Phan Văn Anh, ở huyện Chư Pah, hỏi: Việc xử lý tài sản trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền trên đất được tiến hành như thế nào?

Tư vấn pháp luật

(GLO)- Tôi sinh sống tại nước ngoài hơn 10 năm nay, mang 2 quốc tịch (trong đó có quốc tịch Việt Nam). Xin hỏi thủ tục để tôi được phép mua bất động sản tại Việt Nam.
Chậm giải quyết khiếu nại

Chậm giải quyết khiếu nại

Ông Đinh Văn Cửu, ở Chư Pah hỏi: Tôi không đồng tình việc giải quyết khiếu nại của UBND cấp xã đối với sự việc của mình, tôi đã làm đơn đến UBND huyện, sau đó sự việc được chuyển về xã giải quyết lại. Không biết quy định của pháp luật như thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại?
Thông qua hay quyết định?

Thông qua hay quyết định?

Ông Nguyễn Hữu Thân ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai (Gia Lai) hỏi: “Trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các kỳ họp HĐND các cấp thường đề cập là “tại kỳ họp thứ X HĐND khóa Y. đã thông qua tờ trình…”, “tại kỳ họp thứ M. HĐND khóa Y. đã thông qua Nghị quyết…”... Dùng các cụm từ “thông qua” như vậy có hợp lý không?
Gia Lai: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất

Gia Lai: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất

Mặc dù đã sử dụng đất ở ổn định gần 10 năm nhưng vẫn không thể làm thủ tục sở hữu kể từ năm 1992, ông Hà Tân Tiến buộc phải khiếu nại đến UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku) nơi có đất tọa lạc và cuối cùng là khởi kiện đến Tòa án Nhân dân TP. Pleiku vào ngày 26-5-2008 để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự này.
Đập phá mồ mả là vi phạm pháp luật

Đập phá mồ mả là vi phạm pháp luật

Ông Trịnh Đình Tý, thị xã An Khê, viết: Năm 2009, ông Phạm Thanh Vương hai lần đập phá mồ mả của ông Trịnh Trần Kiệt (là ông cố của tôi). Việc ông Vương đập phá mồ mả có rất nhiều người hàng xóm làm chứng và tôi đã báo cáo vụ việc đến các cấp chức năng giải quyết.