Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn uỷ quyền cho cấp phó những gì trướckhi từ chức?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước thời điểm đơn xin từ chức của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn được HĐTV PVN xem xét, ngày 29.1.2019, ông Sơn đã ký Quyết định số 659/QĐ-DKVN ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn được thực hiện phê duyệt, ký chứng từ chuyển tiền thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc PVN.
 
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Ảnh: PVN)
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn ủy quyền cho cấp phó phê duyệt, ký chứng từ chuyển tiền
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã gửi đơn xin từ chức tới Hội đồng thành viên tập đoàn này. Lá đơn của ông Sơn gửi từ nhiều ngày trước, song phải tới ngày 12.3, Hội đồng thành viên PVN mới họp và đồng ý xét đơn của ông Sơn.
Theo trình tự thủ tục, việc ông Sơn có được thôi chức vụ Tổng giám đốc PVN hay không cần sự chấp thuận của cơ quan chủ quản - Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Thủ tướng xem xét, quyết định.
Còn theo một nguồn tin khác, trước thời điểm đơn xin từ chức của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn được xem xét, ngày 29.1.2019, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đã ký Quyết định số 659/QĐ-DKVN ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn được thực hiện phê duyệt, ký chứng từ chuyển tiền thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc tập đoàn này.
Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Hòa sẽ được phê duyệt, ký các chứng từ chuyển tiền (Ủy nhiệm chi hoặc các chứng từ tương đương) với hạn mức thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc để thực hiện tạm ứng, thanh toán, cấp vốn/góp vốn/cấp kinh phí cho những dự án thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách của các Phó Tổng Giám đốc dựa trên các quyết định cấp, góp hoặc ứng vốn đã được Phó Tổng Giám đốc phụ trách hoặc người được ủy quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Hòa cũng được Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn ủy quyền phê duyệt, ký các chứng từ chuyển tiền phục vụ cho các hoạt động thanh toán tại Công ty mẹ - Tập đoàn PVN.
Cũng theo quyết định này, ông Nguyễn Xuân Hòa sẽ được miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan đến nội dung, tính chính xác, hợp lý, hợp pháp, cũng như quy trình, thủ tục thực hiện công việc theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định nội bộ của việc cấp vốn/góp vốn/ứng vốn/cấp kinh phí đã được phê duyệt/quyết định/chấp thuận bởi Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực/người được ủy quyền.
Theo Quyết định do ông Nguyễn Vũ Trường Sơn ký lúc đó, ông Nguyễn Xuân Hòa chỉ chịu trách nhiệm chi đúng số tiền cho đúng đối tượng được ghi trong Quyết định cấp/góp/ứng vốn, cấp kinh phí đã được phê duyệt/quyết định bởi Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực/người được ủy quyền.
Ban pháp chế và Kiểm tra của PVN lên tiếng
Chỉ 3 ngày sau khi quyết định trên được ban hành, Ban pháp chế và Kiểm tra của PVN đã có văn bản gửi ông Nguyễn Vũ Trường Sơn lưu ý một số nội dung trong quyết định nêu trên.
Đầu tiên, các Phó Tổng Giám đốc khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân công và/hoặc ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm không chỉ trước Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên PVN mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này không phụ thuộc vào chủ thể ủy quyền, phân cấp.
Thứ hai, việc miễn trừ mọi trách nhiệm của ông Hòa liên quan đến nội dung, tính chính xác, hợp lý, hợp pháp, cũng như quy trình, thủ tục thực hiện công việc căn cứ trên các quyết định bởi Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực hoặc người được ủy quyền là không phù hợp, không đảm bảo tính thống nhất trong điều hành, quản lý doanh nghiệp.
Theo đó, việc ủy quyền, nhận ủy quyền, miễn trách nhiệm phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, bao gồm quy định pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ của PVN.
Ban pháp chế cũng lưu ý về công tác “kiểm tra chéo” trong quá trình xử lý công việc được phân công/ủy quyền của các Phó Tổng Giám đốc.
Cụ thể, Ban pháp chế cho rằng việc giao cho ông Nguyễn Xuân Hòa chỉ thực hiện công việc được phân công/ủy quyền mà không phải xem xét, kiểm tra bất kỳ tài liệu trước đó đã được Phó Tổng Giám đốc khác quyết định rất có thể sẽ bị quy kết là thiếu trách nhiệm trong thực hiện công việc. Đặc biệt là trong trường hợp có “hậu quả” xảy ra.
Do đó, Ban pháp chế cho rằng việc “kiểm tra chéo” trong quá trình xử lý công việc được phân công/ủy quyền của các Phó Tổng Giám đốc là cần thiết để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, cẩn trọng và hỗ trợ cho công tác điều hành chung của Tổng Giám đốc.
Ngoài ra, Ban Pháp chế và Kiểm tra cũng khuyến nghị Tổng Giám đốc PVN cần phân tích thêm một số vấn đề.
Nếu việc ủy quyền và miễn trách nhiệm khi thực hiện ủy quyền đối với các giao dịch dân sự trong một số trường hợp có thể được pháp luật chấp nhận, nhưng trong mọi trường hợp thì người được ủy quyền và người ủy quyền cần nhận thức rõ người ủy quyền phải chịu trách nhiệm liên đới và cuối cùng. Tuy nhiên, người ủy quyền cũng không thể chịu trách nhiệm trước pháp luật cho người được ủy quyền đối với các công việc mà người được ủy quyền thực hiện vi phạm pháp luật;
Việc điều hành doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước như PVN và đã được cụ thể hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật và Điều lệ PVN, theo đó có quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc thì việc ủy quyền như tại Quyết định số 659/QĐ-DKVN cần phải được xem xét một cách thận trọng, vì đây không đơn thuần là văn bản ủy quyền dân sự mà là văn bản mang tính phân công/ủy quyền (giao việc) trong việc điều hành doanh nghiệp theo chế động một thủ trưởng.
Sau khi kính báo Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn một số nội dung chưa phù hợp của Quyết định ủy quyền số 659/QĐ-DKVN, Ban Pháp chế và Kiểm tra PVN cũng kính trình ông Sơn xem xét, giao Ban đầu mối đã trình Quyết định ủy quyền số 659/QĐ-DKVN để xem xét sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật.
P.V (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 3 địa phương (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(GLO)-Chiều 14-3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường đã họp bàn, thống nhất các nội dung đề xuất thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu về việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử.