Lãnh đạo Bộ Giao thông nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cho rằng Vietnam Airlines gây khó không cho nghỉ việc, nếu nghỉ phải bồi thường số tiền lớn, một nhóm phi công đã gửi đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5-2018 trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải  - Nguyễn Nhật cho hay, Luật Hàng không dân dụng đã giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Giao thông quy định về chế độ lao động đặc thù với nhân viên hàng không.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hai thông tư trên được Bộ Giao thông Vận tải ban hành để điều chỉnh người lao động trong lĩnh vực hàng không; đây là lĩnh vực đặc biệt vì liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh hàng không...

Theo quy định của Thông tư, nhân viên hàng không trình độ cao khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng 180 ngày. Còn quy định tại Luật Lao động thì nêu, người lao động ký hợp đồng không thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày.

Như vậy Luật Lao động chỉ quy định mức độ tối thiểu chứ không quy định mức độ tối đa.

Mặt khác, tại khoản 2, điều 31, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định trường hợp có sự khác nhau giữa luật này với luật khác cùng nội dung liên quan đến hàng không thì áp dụng quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Nghĩa là cơ quan quản lý Nhà nước được ưu tiên sử dụng các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, vì sự an toàn của ngành hàng không.

Trước đó, trong đơn kiến nghị, các phi công đã phân tích những bất cập trong thông tư 41 và thông tư 2, và cho rằng hai thông tư của Bộ Giao thông, Vietnam Airlines đã đưa ra những khoản bồi hoàn vô lý và quá lớn so với người lao động (từ 2 tỷ đến 3,5 tỷ đồng) nhưng không có những hóa đơn hợp lệ để chứng minh theo quy định của Bộ Luật Lao động. Cùng với đó, phi công thôi việc phải báo trước 120 ngày là không phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động.

Trong buổi gặp mặt phi công với ban lãnh đạo Tổng công ty sáng 30/5 để giải quyết những vướng mắc, ông Phạm Tiến Ngà, giáo viên huấn luyện, kiêm cơ trưởng lái máy bay A350, cho biết đã làm việc tại Vietnam Airlines lâu năm nhưng mức lương mà công ty chi trả cho ông chưa tương xứng. So với các hãng khác, mức này đang thấp nhất trong 3 hãng hàng không tại Việt Nam. Không chỉ ông, các phi công tại đây cũng đang chịu mức lương thấp hơn nhiều so với phi công nước ngoài. Cũng chính vì lương thưởng không tương xứng nên hiện nhiều phi công đã nộp đơn xin thôi việc.

Từ năm 2015, nhiều phi công đã cho rằng chế độ đãi ngộ thấp và hàng loạt phi công nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, sau đó Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 41 khiến các phi công “đi không được, ở không xong”.

Hoàng Lê/kinhdoanh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(GLO)-Chiều 14-3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường đã họp bàn, thống nhất các nội dung đề xuất thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu về việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử.