Tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn xây dựng cơ bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm mới đây, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành, trong phần đánh giá một số tồn tại, hạn chế đã nhấn mạnh đến vấn đề quyết toán vốn các công trình xây dựng cơ bản. Bởi đến trung tuần tháng 6, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn của tỉnh đều rất thấp, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm không dễ dàng.

  Dự án kè suối Hội Phú vẫn ì ạch do vướng giải phóng mặt bằng.    Ảnh: T.N
Dự án kè suối Hội Phú vẫn ì ạch do vướng giải phóng mặt bằng. Ảnh: T.N

Theo báo cáo, đến ngày 15-6, trong 87 dự án khởi công mới năm 2016, có tới 20 dự án vẫn đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, 18 dự án đang lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và 1 dự án đang phê duyệt chủ trương đầu tư. Số dự án đang thi công mới là gần 40. Với số vốn hơn 2.061 tỷ đồng nguồn ngân sách nhà nước giao năm 2016, đến nay chỉ mới giải ngân khoảng 95 tỷ đồng, đạt 12,1% kế hoạch, vốn ngân sách địa phương cũng mới chỉ giải ngân 159 tỷ đồng, đạt 20,4%.

Có nhiều nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn bị chậm trễ, nhưng chủ yếu là do sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các sở, ngành chưa tốt, việc giải phóng mặt bằng một số công trình còn chậm trễ, ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý, các đơn vị tư vấn cũng là vấn đề dẫn đến chất lượng công trình không cao…

Chỉ còn một nửa thời gian để hoàn thành kế hoạch năm, trong khi phần việc đã thực hiện lại quá ít, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xây dựng cơ bản từ nay đến cuối năm khá nặng nề. Để giải quyết vấn đề này, ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị phải "mạnh tay" hơn đối với các bên liên quan, như kiểm điểm các chủ đầu tư, Ban Quản lý giải ngân thấp dưới 20%; đẩy nhanh tiến độ giải ngân và xem đây là tiêu chí thi đua cho các đơn vị.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chỉ đạo: Đối với công tác giải phóng mặt bằng, đến tháng 10-2016, nếu không thực hiện được thì không bố trí vốn. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ thành lập tổ giải ngân do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, tổ có trách nhiệm đôn đốc, xử lý và theo dõi, tháo gỡ vướng mắc. Trước mắt, đến hết tháng 7 mà vốn xây dựng cơ bản không giải ngân được 30% thì chuyển công trình cho địa phương tự giải quyết. Tại nhiều cuộc họp liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng phải đưa tên các đơn vị tư vấn yếu kém lên trang website của đơn vị để tất cả cùng biết. Bắt đầu từ năm 2017, chủ đầu tư đưa ra lý do hạn chế năng lực, đơn vị tư vấn yếu kém để giải thích cho việc chậm giải ngân các công trình xây dựng cơ bản thì phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

 Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Bình Định rộng cửa thu hút đầu tư

Bình Định rộng cửa thu hút đầu tư

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cam kết địa phương không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước