Gia súc thả rông trên quốc lộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với chiều dài gần 200 km, quốc lộ 25 là con đường huyết mạch nối Gia Lai với Phú Yên. Đây cũng là một trong các tuyến đường nối Tây Nguyên với đồng bằng Duyên hải miền Trung, xa hơn là nối khu Tam giác phát triển Việt Nam-Campuchia-Lào với biển Đông.

Có dịp đi trên quốc lộ 25, chúng ta sẽ được tận mắt thưởng ngoạn cánh đồng mênh mông vùng Ayun Hạ, ngắm những ngôi nhà dài của đồng bào Jrai, ngọn đèo Tô Na ngoạn mục bên sông Ba uốn lượn và đập Đồng Cam kỳ vĩ. Ngồi trên xe ô tô chạy bon bon trên con đường trải nhựa rộng rãi, ít ai tưởng tượng được rằng trước kia quốc lộ 25 chỉ đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Hầu như suốt tuyến đường đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường bị bong tróc lớp nhựa, trơ nền đá lởm chởm; đoạn qua đèo Tô Na, đèo Chư Sê chỉ rộng 3,5-4,5 mét, hàng chục cây cầu đã cũ lại bị hư hỏng nặng… Suốt nhiều thập niên, quốc lộ 25 dường như chỉ phục vụ việc đi lại của người dân trong vùng như một đường giao thông nông thôn không hơn. Nói cách khác, con đường tuy có đẳng cấp là quốc lộ nhưng hoàn toàn mất sức cạnh tranh về chuyên chở hàng hóa, vận chuyển hành khách. Xe đò từ Pleiku đi Tuy Hòa đều chạy trên quốc lộ 19 xuống Quy Nhơn rồi vào, không hề đi theo quốc lộ 25.

Sau khi được Bộ Giao thông-Vận tải phê duyệt dự án nâng cấp quốc lộ 25 với tổng vốn hơn 2.200 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, giữa tháng 5-2010, dự án chính thức được khởi công xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9 m, mặt đường rộng 7 m (một số đoạn qua các thị tứ, thị trấn có mặt đường rộng hơn). Đến nay, dự án đã hoàn thành thi công và đưa vào sử dụng, phục vụ việc vận chuyển người và hàng hóa.

Quốc lộ 25 sau khi được nâng cấp đã góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế các địa phương mà nó chạy qua như Chư Sê, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai), Sơn Hòa, Phú Hòa (Phú Yên) phát triển. Thế nhưng, cũng chính kinh tế phát triển lại làm ách tắc lưu thông cục bộ trên tuyến quốc lộ 25. Nhờ tiểu vùng khí hậu phù hợp và có nhiều đồng cỏ nên phần đông người dân ở các địa phương kể trên đều chăn nuôi đại gia súc. Cứ vào mỗi buổi sáng, suốt  đoạn đường từ Phú Thiện xuống tận đầu huyện Phú Hòa lại xuất hiện từng đàn bò, dê  lững thững từ khu dân cư đến khu vực chăn thả. Mặc còi bấm inh ỏi, gia súc cứ đi tràn ra cả mặt đường, phân rắc khắp nơi, xe cộ không thể qua lại. Người chăn dắt cũng không hề bận tâm, mặc nhiên xem quốc lộ như là… đường riêng của gia súc! Nếu đi vào giờ chăn thả gia súc thì phải mất thêm đến cả tiếng đồng hồ do né tránh chúng. Vậy là nhiều xe khách vẫn giữ tuyến cũ: đi Tuy Hòa theo quốc lộ 19 vừa có khách, vừa có hàng lại không phải nhường đường cho gia súc tốn thời gian!

Các tuyến quốc lộ khác như 19, 14 và cả các tỉnh lộ của Gia Lai như 664, 665… vào các giờ nhất định cũng bị ách tắc lưu thông không kém do máy cày, xe công nông gây ra. Hầu như mùa nào ngang qua các huyện Ea Hleo, thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đak Lak), xã Ia Phìn (huyện Chư Prông), xã Ia Dêr (huyện Ia Grai)… chúng ta cũng gặp nhiều tốp máy cày, công nông đi nghễu nghện trên đường, trên xe chở nào ống nước, phân bón, bao cà phê và cả… người. Các loại phương tiện này đã chạy chậm lại chở theo hàng cồng kềnh, đường hẹp nên xe sau rất khó vượt, gây ách tắc cục bộ.

Trước tình trạng nêu trên, ngành Giao thông-Vận tải và nhiều địa phương đã tìm cách khắc phục thế nhưng đến giờ vẫn chưa có phương án nào khả dĩ đạt kết quả. Vì vậy, tình trạng ách tắc thường xuyên trên các tuyến đường vẫn xảy ra do gia súc thả rông và máy cày, xe công nông lưu thông. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian, nhiên liệu mà còn khiến người và phương tiện gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia giao thông trên các tuyến đường nêu trên.

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.