Nâng cao chất lượng dân số vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các đề án, mô hình. Nhờ vậy, chất lượng dân số ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được nâng cao.

Vì sức khỏe thế hệ mai sau

Kon Jôt là một trong 5 làng của xã Hà Đông (huyện Đak Đoa) thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ. Làng có 100 hộ với hơn 400 nhân khẩu. Từ năm 2012 đến nay, làng không có hộ sinh con thứ 3. Anh Yiei-Trưởng thôn Kon Jôt, chia sẻ: “Khi có cán bộ dân số về làng tuyên truyền, mình thông báo để bà con đến nghe, hiểu mục đích của việc thực hiện KHHGĐ là để phát triển kinh tế. Trong các buổi họp làng, sinh hoạt Đảng, mình đều lồng ghép các nội dung về KHHGĐ; chi hội Phụ nữ cũng tích cực tuyên truyền đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để thực hiện”.

 

Ba mẹ con chị Đach (làng Kon Jôt, xã Hà Đông). Ảnh: Đ.Y
Ba mẹ con chị Đach (làng Kon Jôt, xã Hà Đông). Ảnh: Đ.Y

Nhờ thế, ở làng Kon Jôt, chị em trong độ tuổi sinh đẻ chỉ sinh nhiều nhất là 3 con, trong khi nhiều phụ nữ ở các làng khác trên địa bàn xã Hà Đông dù chỉ mới 20-25 tuổi đã có 5-6 đứa con. Lý giải điều này, chị Đach-một phụ nữ trong làng tâm sự: “Được cán bộ tuyên truyền về việc không sinh con thứ 3, vợ chồng mình đã làm theo. Hai con nhà mình được đi học đầy đủ. Vợ chồng mình không chỉ yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế mà còn tích cực tuyên truyền cho các hộ trong làng thực hiện tốt công tác KHHGĐ. Sinh ít con, mẹ khỏe, gia đình có điều kiện chăm sóc con cái đầy đủ hơn”. Không riêng làng Kon Jôt mà nhiều làng ở các xã khác như: Ia Phí, Ia Khươl (huyện Chư Pah), Ia Drăng (huyện Chư Prông)… cũng thực hiện khá tốt việc duy trì mức giảm sinh.

Bên cạnh đó, tỉnh ta còn thực hiện hiệu quả việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Bà Lê Thị Bê-Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đức Cơ, cho biết: “Những năm qua, huyện tích cực triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền vận động, phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh”.

Chúng tôi chỉ đạo cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở nắm đối tượng mang thai và xin số điện thoại, khi gần tới ngày sinh, cộng tác viên sẽ gọi điện, tư vấn để mỗi cháu sinh ra 2 giờ đầu đều được lấy máu ở gót chân sàng lọc sau sinh. Mẫu máu của trẻ sẽ được cơ sở y tế gửi ra Bệnh viện Trung ương Huế phân tích, nếu phát hiện có bất thường, trẻ sẽ được chỉ định can thiệp sớm để có sức khỏe tốt. Tính riêng năm 2017, đã có 30% trẻ trên địa bàn được sàng lọc sơ sinh và sàng lọc trước sinh”.

Duy trì mức sinh hợp lý

Tuy nhiên, hiện nay, công tác DS-KHHGĐ tỉnh ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Đó là mức sinh thay thế trên địa bàn tỉnh còn cao (2,38 con/phụ nữ) so với mức sinh thay thế chung của cả nước hiện là 2,1 con/phụ nữ. Tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng giới làm cho mức sinh giảm nhưng không ổn định, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn nặng nề dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh ta hiện nay là 111 nam/100 nữ, dự báo chiều hướng này đang tiếp tục gia tăng.

Ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, cho biết: Nếu tỉnh ta thực hiện được mức sinh thay thế sẽ giúp giảm sức ép về mất cân bằng giới tính khi sinh, làm chậm tốc độ già hóa dân số, giảm thiếu hụt lao động. Việc duy trì mức sinh hợp lý một mặt sẽ giúp giảm sinh ở những địa phương có mức sinh cao, mặt khác duy trì kết quả đã đạt được ở mức sinh hợp lý là 2,1 con/phụ nữ. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dân số, ngành DS-KHHGĐ tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân chấp nhận quy mô gia đình 2 con; xã hội hóa các dịch vụ dân số, đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại.

“Chúng tôi đang tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền vận động, phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh”, mô hình “Nâng cao chất lượng dân số một số dân tộc ít người” và mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”. Đồng thời duy trì triển khai các mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, mô hình sinh hoạt ngoại khóa, truyền thông tại cộng đồng, truyền thông trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ”-ông Lân cho biết.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.