Thí điểm xử lý nợ xấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 nhằm khắc phục những hạn chế của giai đoạn trước, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững.

Ngày 21-6-2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo cơ sở pháp lý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, bảo đảm các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

 

Tỷ lệ nợ xấu tại Gia Lai đang được kiểm soát chặt chẽ (ảnh minh họa).
Tỷ lệ nợ xấu tại Gia Lai đang được kiểm soát chặt chẽ (ảnh minh họa).

Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quán triệt và triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết.

Đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II; có ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á; đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.

Tại Gia Lai, cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 4124/KH-UBND với những hành động cụ thể thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thi hành án Dân sự, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chi nhánh TCTD, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục cơ cấu lại các chi nhánh TCTD, quỹ TDND trên địa bàn gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu của các TCTD, chi nhánh TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

“Tỷ lệ nợ xấu tại Gia Lai đang được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện”-ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Gia Lai khẳng định. Đến nay, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,62%/gần 75.000 tỷ đồng tổng dư nợ. So với đầu năm, dư nợ có mức tăng trưởng 12,5% và đã được đầu tư có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm cho các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội. Dưới góc độ quản lý ngành, ông Cư cho rằng: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng 0,15% so với đầu năm nhưng Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã quán triệt, chỉ đạo các chi nhánh TCTD tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu. Đối với các khoản nợ chây ỳ thì sẽ kiên quyết xử lý dứt điểm theo tinh thần Nghị quyết số 42/2017/QH14. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo về cơ cấu, xử lý nợ xấu đối với các quỹ TDND. Đến nay, ngành đã tiến hành rà soát, ký duyệt phương án cơ cấu, xử lý nợ xấu đối với các quỹ TDND trên địa bàn.

 

Nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 bao gồm: khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15-8-2017; khoản nợ được hình thành trước ngày 15-8-2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Xử lý tài sản bảo đảm là vấn đề mấu chốt trong xử lý nợ xấu. Ông Nguyễn Văn Cư cho rằng, quy định về “Quyền thu giữ tài sản bảo đảm” (Điều 7), “Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án” (Điều 8) tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã thực sự tạo cơ chế hành lang thông thoáng để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên, để nghị quyết đi vào cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh TCTD báo cáo, tổng hợp tình hình thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong vấn đề xử lý nợ xấu cũng như những kiến nghị, đề xuất. Đồng thời, lựa chọn một số khoản nợ xấu để xử lý thí điểm nhằm rút kinh nghiệm. Dự kiến, cuối tháng 11 này, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh sẽ tổ chức hội nghị với sự tham gia của các sở, ngành liên quan và các chi nhánh TCTD để triển khai thực hiện nghị quyết này.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
 Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

(GLO)- Ngày 23-3, Nhóm từ thiện Fly To Sky phối hợp với Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Ia Grai, Chi hội Nhà báo các Báo thường trú tại Gia Lai tổ chức Ngày hội “Tháng ba biên giới” với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai).
Gia Lai sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân

Gia Lai sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn tỉnh.