Đề phòng tai nạn kim khâu ở trẻ nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ một vài phút lơ là, bất cẩn thì trẻ nhỏ có thể gặp tai nạn nguy hiểm do chính kim khâu gây ra. Nhiều trường hợp không được cấp cứu kịp thời đã để lại những hậu quả đáng tiếc.  

Mới đây, khi qua nhà hàng xóm chơi, bé Bean (trú tại phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã vô tình bị kim khâu đâm vào vai. Tuy nhiên, do sợ bị mắng nên Bean giấu không kể cho mẹ biết. Đến hôm sau, khi tắm cho con, mẹ cháu bé phát hiện trên vai trái của con có vết kim đâm. Khi mẹ sờ vào vết ấy thì Bean khóc thét lên. Gặng hỏi thì cậu con trai mới thú nhận việc xảy ra hôm qua. Lúc này, gia đình mới hốt hoảng đem con đến bệnh viện cấp cứu. Qua chụp X-quang, bác sĩ phát hiện một chiếc kim khâu nằm trên vai trái của cháu bé và đã tiến hành tiểu phẫu lấy kim khâu ra.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bác sĩ Phạm Phi Đen-Phó Trưởng khoa Ngoại-Gây mê hồi sức (Bệnh viện Nhi tỉnh) cho biết: Kim khâu là vật dụng rất nhọn nên có thể đi vào cơ thể qua da rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể thì kim có thể chạy đến rất nhiều cơ quan khác nhau như: cơ, khớp, phổi, thậm chí chạy vào tim nên rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Vì kim khâu là vật có cản quang nên khi vào viện trẻ sẽ được cho chụp X-quang, siêu âm... và làm các cận lâm sàng khác để xác định vị trí cũng như phương pháp điều trị triệt để. Biến chứng với sức khỏe của trẻ tùy thuộc vào vị trí của kim nằm lại và phương pháp điều trị.

Theo bác sĩ Phạm Phi Đen, nếu không may bị kim đâm hay bị giẫm phải vật nhọn như: kim tiêm, kim khâu, gai, mảnh thủy tinh... có thể chỉ bị trầy xước hay chảy một ít máu nhưng không nên chủ quan vì chưa thể biết vật đâm có gây nhiễm trùng hay nhiễm bệnh gì đó không. Khi đó hãy bình tĩnh để xử lý từng bước một để tránh nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh. Trong nhiều trường hợp, mọi người sẽ rút vật đâm ra ngay lập tức nhưng chỉ nên làm thế nếu nó nhỏ và đâm không sâu (không quá 1 cm). Hãy chắc rằng sẽ không còn mảnh vụn li ti nào trong vết thương vì chúng có thể sẽ gây nhiễm trùng về sau. Nếu vết thương chảy ít máu thì rửa sạch bụi bẩn nơi vật nhọn đâm vào. Dùng bông gạc, nếu không có thì dùng vải sạch ấn trực tiếp vào chỗ bị đâm cho máu đông lại ở đầu vết thương. Phải rửa sạch bụi bẩn để tránh bị nhiễm trùng, dùng nước muối ấm để làm sạch.

Bác sĩ Phạm Phi Đen cho biết: “Trong các trường hợp nếu bị vật nhọn đâm sâu hay vết đâm lớn, rút ra ngay sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, khó cầm máu, có khả năng gây gãy để lại dị vật trong cơ thể thì cần ép chặt vết thương lại để ngăn máu bớt chảy. Dùng vải buộc tạm rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Hạn chế tối đa việc vận động mạnh, di chuyển nhiều. Sau khi băng bó vài ngày mà huyết tương chảy ra có mùi lạ, vết thương sưng, đỏ, tấy, có mủ; mảnh vỡ, dị vật vẫn còn trong vết thương (sờ thấy gai và đau nhói) thì nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn và điều trị”. Cũng theo bác sĩ Phạm Phi Đen: “Khi con gặp nạn, nhiều bậc phụ huynh cho rằng đó là rủi ro không may xảy ra, mà không nghĩ rằng mình là nhân tố cốt yếu có thể giúp con phòng tránh được. Nhiều bậc cha mẹ vì chủ quan trong quá trình chăm sóc con cái, với tư tưởng miễn là con vui mà không để ý rằng chính những việc mình làm, những thứ mình đặt vào tay con là những tác nhân gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe của con mình. Những tổn hại đó chính các bậc cha mẹ cũng không lường trước được. Để phòng tránh tai nạn kim khâu trong gia đình, người lớn cần cẩn thận trong khi sử dụng vật dụng này, tránh để rơi rớt kim ra sàn, chăn, chiếu. Trong trường hợp nhà có trẻ lớn thì phải hướng dẫn trẻ cất kim gọn gàng sau khi sử dụng tránh xảy ra tình huống đáng tiếc”.

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.