Kbang cải thiện đời sống cho hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong suốt quá trình triển khai, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã góp phần tạo nên những thay đổi đáng kể tại 5 xã: Nghĩa An, Tơ Tung, Kông Pla, Kông Lơng Khơng và xã Đông (huyện Kbang) với hàng ngàn lượt người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng giá trị tốt đẹp mà dự án mang lại.

Đến nay, tại 5 xã của huyện Kbang triển khai Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã thành lập được 156 nhóm chung sở thích (CIG) với 1.457 hộ thành viên, trong đó có 1.005 hộ người dân tộc thiểu số, 1.085 hộ nghèo và cận nghèo. Chỉ tính 9 tháng năm 2016, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang đã tài trợ cho 63 nhóm CIG với kinh phí lên tới 2,87 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn quỹ Dự án nhỏ cạnh tranh tài trợ cho 2 nhóm CIG là 230 triệu đồng, tài trợ giai đoạn II cho 10 nhóm CIG khác 600 triệu đồng, Quỹ Quay vòng vật tư tài trợ cho 51 nhóm với số vốn 2,04 tỷ đồng. Song song với việc giải ngân, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện còn hợp đồng với Hội Nông dân huyện, Ban Phát triển các xã và nhóm hỗ trợ nông nghiệp vận động thành lập mới các nhóm chung sở thích, đồng thời củng cố tổ chức, hoạt động của các nhóm để tận dụng hết nguồn kinh phí tài trợ của dự án, hướng dẫn các nhóm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định và đạt hiệu quả.

 

Làm đường bê tông nông thôn từ nguồn vốn Quỹ Quay vòng vật tư. Ảnh:L.H
Làm đường bê tông nông thôn từ nguồn vốn Quỹ Quay vòng vật tư. Ảnh:L.H

Trong năm 2016, tổng kinh phí được phê duyệt của Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang là 3.408.087.000 đồng, trong đó vốn IFAD là 3.304.099.000 đồng, vốn đối ứng 20 triệu đồng và vốn do người hưởng lợi đóng góp 83.099.000 đồng. Tính đến hết tháng 9-2016, công tác giải ngân đạt khoảng 99,1%. Từ nguồn kinh phí trên, dự án đã thực hiện đầu tư xây dựng 1.661,9 mét đường bê tông xi măng, 16 cống thoát nước theo đường ống với tổng kinh phí thực hiện trên 4,1 tỷ đồng. Số hộ được hưởng lợi trực tiếp từ công trình là 1.938 hộ, trong đó có 559 hộ nghèo và 827 hộ người dân tộc thiểu số. Các công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương, giúp người dân đi lại, vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất và vận chuyển hàng hóa, nông sản được thuận lợi hơn, góp phần phát triển chuỗi giá trị ưu tiên ở địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, nhất là các đối tượng mục tiêu của dự án.
 

Ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang cho biết: “Từ nay đến cuối năm, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Phát triển các xã tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các nhóm sử dụng kinh phí sao cho đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao, thực hiện được mục tiêu cải thiện đời sống, hướng đến giảm nghèo bền vững cho các đối tượng tham gia. Song song với đó, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp của huyện cũng sẽ tổ chức các lớp học tập kinh nghiệm tại các mô hình nhóm CIG thành công nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị. Đồng thời, sẽ tổ chức hội thảo liên kết ngành hàng cấp huyện nhằm tạo điều kiện cho các nhóm mới thành lập liên kết với các đơn vị cung ứng và bao tiêu sản phẩm”.

Theo kế hoạch, tổng kinh phí được phê duyệt của Ban Phát triển các xã năm 2016 là trên 3,68 tỷ đồng, trong đó vốn IFAD trên 2,977 tỷ đồng, vốn đối ứng 13,92 triệu đồng, vốn đóng góp của người hưởng lợi gần 689,2 triệu đồng. Đến hết tháng 9, công tác giải ngân đạt 81,36% kế hoạch. Từ nguồn vốn Quỹ Quay vòng vật tư phân bổ 551 triệu đồng/xã, Ban Phát triển các xã phối hợp với Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang tổ chức thẩm định hồ sơ xin tài trợ và ký kết thỏa thuận tài trợ cho 44 nhóm với kinh phí 2,2 tỷ đồng, đạt 79,9% so với kế hoạch phê duyệt. Ban Phát triển các xã đã tổ chức các khóa tập huấn hướng dẫn nhóm CIG xây dựng hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cho nhóm trong việc thực hiện hoạt động, theo dõi, ghi chép sổ sách, tập huấn kỹ thuật sản xuất theo phương pháp học hiện trường… với 23 lớp, 687 học viên tham gia (trong đó hộ nghèo và cận nghèo là 377 hộ, hộ dân tộc thiểu số 366 hộ), tổng kinh phí thực hiện trên 148 triệu đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút người nghèo tham gia chuỗi giá trị, trong 9 tháng, Ban Phát triển các xã phối hợp với Hội Nông dân huyện, xã, nhóm hỗ trợ nông nghiệp tuyên truyền, vận động người dân tham gia thành lập được 50 nhóm/156 nhóm CIG với tổng số thành viên là 375 hộ (hộ dân tộc thiểu số 276 hộ, hộ nghèo 244 hộ, phụ nữ 135 hộ).

Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của dự án năm 2016 triển khai tại thị trấn Kbang và 5 xã tham gia dự án, đến nay đã thành lập được 37 nhóm tiết kiệm vay vốn với 427 thành viên. Tính đến hết tháng 9, tổng số tiền cho vay từ nguồn quỹ này đạt 5,3 tỷ đồng; tổng số tiền tiết kiệm và huy động được 141 triệu đồng. Hầu hết các thành viên đều sử dụng đúng mục đích, phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
 Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

(GLO)- Ngày 23-3, Nhóm từ thiện Fly To Sky phối hợp với Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Ia Grai, Chi hội Nhà báo các Báo thường trú tại Gia Lai tổ chức Ngày hội “Tháng ba biên giới” với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai).