Bất an với thủy điện An Khê-Kanak

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủy điện Sông Ba Hạ đang gánh một lượng nước xả lũ lớn từ các thủy điện trên thượng nguồn như An Khê- Kanak, Krong- H Năng khiến người dân bất an.

Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ.
Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ.


Trong những ngày vừa qua, vùng hạ lưu sông Ba tỉnh Phú Yên bị ngập lụt nặng nề. Nguyên nhân được cho một phần do các thủy điện trên sông Ba xả lũ không đúng quy trình, gây lũ chồng lũ. Tại cuộc họp của UBND tỉnh Phú Yên có sự tham dự của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vấn đề xả lũ của các đập thủy điện lại được đặt ra.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Chí Hiến-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên đã hỏi ông Ngô Xuân Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam rằng, Thủy điện An Khê-Kanak nằm tại Sông Ba, huyện Kbang và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai và huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, mùa nắng thì giữ nước để chạy điện đổ về sông Côn, mùa mưa thì xả lũ xuống sông Ba đổ về vùng hạ lưu ở tỉnh Phú Yên gây lũ chồng lũ là đúng hay không?  

Ông Nguyễn Chí Hiến gay gắt: "Xả lũ toàn bộ cho Phú Yên, trực tiếp là thủy điện Sông Bạ Hạ gánh, cho nên chịu không nổi, nó ảnh hưởng trực tiếp. Vấn đề đó có hay không? Xả lũ của Kanak- An Khê có xả lũ qua sông Côn hay không hay chỉ tập trung cho Phú Yên là sông Ba và cái hướng tính toán lại Kanak- An Khê phân nguồn nước về sông Côn và sông Ba, để phù hợp. Kể cả xả lũ. Phương án đó như thế nào? Anh nói thêm, chứ không khi dân hỏi người trong cuộc không nói được".

Ông Ngô Xuân Hải-Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết đã yêu cầu hai thủy điện là Sông Ba Hạ và Sông Hinh trong mấy ngày qua thực hiện nghiêm túc trong vận hành xả lũ hồ chứa, điều hành hồ chứa phải đúng theo các quy trình, không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến hạ lưu.

Về câu hỏi của lãnh đạo tỉnh Phú Yên, ông Hải cho biết sẽ kiểm tra lại lại quy chế vận hành liên hồ chứa, đồng thời hứa rằng, từ nay, khi xả lũ, chủ thủy điện An Khê- Kanak phải thông báo cho UBND tỉnh Phú Yên biết để chủ động.

Còn câu chất vấn, mùa nắng thủy điện này không chịu xả nước cứu hạn, mùa mưa lại xả lũ chồng lũ, ông Ngô Xuân Hải chưa trả lời được và cho biết Bộ Công thương cũng như các ngành liên quan phải nghiên cứu.

Ông Hải cho biết: "Bộ Công thương đang chỉ đạo việc điều tiết nước giữa Bình Định và Gia Lai. Thủy điện An Khê- Kanak hiện nay cũng đang xả do lượng nước về. Việc xả qua báo cáo của An Khê tuân thủ theo các quy trình. Bộ Công thương cũng đang chỉ đạo việc phối hợp dài hạn hơn liên quan đến thủy điện An Khê- Kanak và chắc sẽ có báo cáo sau".

Thủy điện Sông Ba Hạ là thủy điện cuối cùng của bậc thang thủy điện trên Sông Ba nên phải gánh một lượng nước xả lũ lớn từ các thủy điện trên thượng nguồn như An Khê- Kanak, Krong- H Năng. Trong khi đó, nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ lại không có hồ chứa riêng. Vì vậy, về nguyên tắc, Thủy điện An Khê- Kanak là thủy điện bậc trên của Sông Ba Hạ, khi có kế hoạch xả lũ phải báo cáo về thời điểm, lưu lượng xả lũ cho tỉnh Phú Yên bên dưới biết chủ động mới đúng quy trình vận hành liên hồ chứa.

Ông Trần Hữu Thế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết, mấy ngày qua tỉnh Phú Yên không nhận được thông tin gì về xả lũ của An Khê- Kanak. Trước tình thế này, lãnh đạo tỉnh phải mò mẫm gọi điện cho lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai để điều hành xả lũ.

Ông Trần Hữu Thế cho rằng, cần phải tính tới chuyện chỉnh dòng của Nhà máy Thủy điện An Khê- Kanak:

"Lúc cần nước thì đẩy nước đi chỗ khác, lúc cần đẩy nước đi chỗ khác thì dồn vô, lũ chồng lũ. Vậy nó cũng khó. Bản thân tôi phải liên lạc trực tiếp với anh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai để nắm thông tin và có trao đổi thì mới nắm được. Chứ còn chủ động để cùng trao đổi thông tin trong cùng hệ thống dòng chảy liên hồ chứa thì khẳng định không có. Xin khẳng định như vậy. Việc định hướng chỉnh dòng có thể tốn kém hơn đôi chút nhưng về mặt lâu dài thì mong các anh cũng suy nghĩ"-ông Tràn Hữu Thế nhấn mạnh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.