Cần xử lý thỏa đáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, trên địa bàn Chư Sê, tình trạng người dân tự ý khai thác đá về trang trí trong gia đình. Để chấn chỉnh tình trạng này, chính quyền huyện đã lập đoàn kiểm tra và tạm giữ những mẫu đá mà người dân khai thác được. Xung quanh việc làm của chính quyền có nhiều ý kiến trái chiều.

Vài năm trở lại đây, xã Hbông, huyện Chư Sê nổi lên tình trạng khai thác thiếu quy hoạch các loại đá. Bất kỳ ai, khi nào đến xã Hbông cũng đều tận thấy vô số các loại đá nằm ngổn ngang ở mọi nơi. Đá được đào phá, khoan mài, vận chuyển, khai thác thường ngày để lấy đất sản xuất, làm nhà ở, làm vật liệu xây dựng các công trình dân sinh, làm đồ trang trí, trang sức... Đá được các doanh nghiệp khai thác, chế biến làm xi măng, làm vật liệu xây dựng các loại công trình cầu đường giao thông… Cả xã Hbông như một đại công trường khai thác đá. Chính vì vậy mà vùng đá quý này đã và đang bị khai thác ngày một cạn kiệt.

 

Ông Lê Đình Huấn (bên trái) trao đổi với phóng viên. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Lê Đình Huấn (bên trái- áo xanh) trao đổi với phóng viên. Ảnh: Hoàng Cư

Ngày 28 và 29-3, tại xã Hbông đã xảy ra tình trạng lộn xộn. Ông Lê Hùng Dũng, ở làng Queng, xã Hbông còn bức xúc: “Một số cán bộ huyện Chư Sê đã vào nhà riêng, dùng xe cần cẩu và xe tải BKS 81M-000.20 cưỡng chế 2 tảng đá của chúng tôi. Quá bàng hoàng, chúng tôi đã năn nỉ, van xin và nhờ hàng trăm người giúp đỡ suốt từ 8 giờ đến 17 giờ ngày 29-3-2012 mới giữ được 2 tảng đá cảnh mà chúng tôi phát hiện trong khi đào ao lấy nước tưới cho vườn hồ tiêu từ năm 2009.

Cũng với tâm trạng bất bình như ông bà Thanh-Dũng, ông Phạm Minh Hùng-Trưởng Công xã Hbông bộc bạch: “Tảng đá đang tạm giữ trong khuôn viên UBND huyện Chư Sê là do vợ tôi-Nguyễn Thị Nhung và em tôi-Trần Thị Sắc phát hiện, thuê người đào cẩu ở dưới ao (cách chiếc ao mà ông bà Thanh-Dũng phát hiện 2 tảng đá kia khoảng 100 mét) lên, rồi vận chuyển về nhà. Tôi chưa biết thực hư tảng đá này quý giá cỡ nào mà mấy ông trên huyện đã đường đột vào nhà tôi lập biên bản tạm thu giữ, làm gia đình tôi và bà con lối xóm náo loạn cả lên. May hôm đó tôi làm ở gần nhà nên về kịp và khuyên ngăn mọi người chấp hành, nếu không sẽ xảy ra chuyện lớn...”.

Đại đa số bà con nơi đây cho rằng: Giữa thanh thiên bạch nhật, người dân lần đầu tiên phát hiện, đào kéo được những tảng đá mới lạ này tại vườn nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền “nóng vội” dùng biện pháp cưỡng chế những tảng đá nói trên là lạm quyền. Bức xúc trước việc làm này, hàng trăm người dân đã phản đối quyết liệt.

Chúng tôi quan sát thấy 3 tảng đá lạ kể trên đều có trọng lượng khoảng 2-3 tấn/tảng, hình dáng khác nhau. Tảng đang tạm thu giữ ở UBND huyện có chiều dài khoảng 2 mét, chiều rộng nhất khoảng 1,5 mét có dáng như hình người. 2 tảng cưỡng chế không thành công ở nhà ông bà Thanh-Dũng có hình dạng giống như “cụ” rùa, “cụ” cóc. Bên trong lớp vỏ xù xì là những vân đá, lớp đá đồng tâm rất đẹp, nhiều màu sắc: Xanh lục, vàng da cam, nâu đỏ, trắng ngần như ngọc... Những dải vân trên đá nhìn giống như những đôi mắt của con voi già, giống như vân của vỏ sò hoặc hình thù như những ngọn núi trùng điệp…

Theo một số người có kinh nghiệm chơi đá cảnh (kiểng) thì những tảng này là loại đá quý hiếm tổng hợp (bên ngoài lớp vỏ đá non có màu đất xám là lớp đá ô ban, tiếp đến là lớp đá casidol, tiếp nữa là lớp đá mã não, trong lớp đá mã não rất có thể là mắt ngọc và cũng có thể là nhũ ngọc...), theo những người am hiểu thì những tảng đá này có thể lên tới vài tỷ đồng...

Những tảng đá này quý giá đến mức độ nào phải đợi giám định của cơ quan chuyên môn, nhưng bà con vẫn tiếp tục xôn xao bàn tán về sự cưỡng chế không được lòng dân của UBND huyện Chư Sê. Hy vọng trong thời gian tới, UBND huyện Chư Sê có cách giải quyết đúng theo quy định của pháp luật. Và như thế mới hợp lòng dân và góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước.

Hoàng Cư

Ngày 5-4-2012, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Linh-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cho biết: UBND huyện đang tiến hành mời những người có công phát hiện, đào bới và vận chuyển được những tảng đá mới lạ ở xã Hbông lên làm việc, cùng thống nhất phương hướng giải quyết. Sau đó, lấy những mẫu đá mới lạ này gởi đến cơ quan có chuyên môn phân tích, xác định cụ thể từng loại đá, giá trị của đá. Khi có kết luận giám định, UBND huyện mới đối chiếu các quy định, các danh mục để giải quyết theo tinh thần bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của công dân, đồng thời chống sự thất thoát tài nguyên khoáng sản của Nhà nước. Vụ việc này, ông Lê Đình Huấn-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
 Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

(GLO)- Ngày 23-3, Nhóm từ thiện Fly To Sky phối hợp với Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Ia Grai, Chi hội Nhà báo các Báo thường trú tại Gia Lai tổ chức Ngày hội “Tháng ba biên giới” với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai).