Ủy ban Nhân dân tỉnh phản hồi vấn đề Gia Lai điện tử nêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Ngày 14-3-2012, UBND tỉnh Gia Lai đã có Công văn số 683 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo giải trình về nội dung một số báo phản ánh về việc rừng phòng hộ huyện Đak Đoa bị tàn phá.  Gia Lai điện tử trích đăng công văn nói trên.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai nhận được thông tin phản ánh của Báo Gia Lai ngày 4-2-2012 đưa tin về việc rừng phòng hộ Đak Đoa bị tàn phá, rừng thuộc 2 xã Đak Sơ Mei và Hà Đông, huyện Đak Đoa đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng; sau đó Báo Công lý và các báo khác tiếp tục đưa tin, phản ánh. Trước hết, UBND tỉnh Gia Lai xin hoan nghênh, cảm ơn các báo đã đưa tin, phản ánh kịp thời.  

Sau khi nhận được phản ánh của Báo, ngày 6-2-2012 UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương (UBND huyện Đak Đoa, UBND các xã Đak Sơ Mei, Hà Đông), Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời đề ra các biện pháp, giải pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép trên địa bàn huyện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh. Kết quả kiểm tra, xác minh việc Báo phản ánh là có, nhưng về mức độ và tính chất vụ việc không như Báo phản ánh, cụ thể như sau:

 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

Thời gian qua (từ tháng 11-2011 đến tháng 2-2012), trên địa bàn huyện Đak Đoa xảy ra 23 vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép với tổng diện tích 22,65 ha thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa, nằm rải rác trên 5 tiểu khu: 413, 415, 416, 418, 456 thuộc địa bàn 3 xã: Hà Đông, Đak Sơ Mei, Hải Giang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng là 12,87 ha và diện tích đất có rừng là 9,78 ha (thuộc quy hoạch rừng sản xuất 7,6 ha và thuộc quy hoạch rừng phòng hộ là 2,18 ha, thuộc rừng thứ sinh), không phải có hàng chục ha rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh bị chặt phá như Báo đã phản ánh. Đối tượng vi phạm là người dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc các làng Kon Jôt, Kon Pram, Kon Ma Ha xã Hà Đông và làng Bok Rẫy, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa phá rừng lấy đất làm nương rẫy (một số diện tích bị chặt phá giáp ranh với nương rẫy đang canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, chủ yếu lấn chiếm đất rừng để cơi nới nương rẫy).

Một số cây gỗ to bị cưa xẻ thành khối, hộp chưa được vận chuyển ra khỏi rừng như Báo nêu là có thật, nhưng đối tượng cưa xẻ là người dân tộc thiểu số tại chỗ sống trên địa bàn các xã , huyện Đak Đoa cưa xẻ để lấy gỗ làm nhà, sửa chữa nhà ở; hiện chưa phát hiện tình trạng “lâm tặc” khai thác, mua bán, cưa xẻ, vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn 2 xã Hà Đông, Đak Sơ Mei.  

Về việc đánh dấu bằng hình chữ V hoặc bằng hai que xếp hình dấu cộng (+) trên một số cây gỗ có đường kính từ 30 cm đến 50 cm như Báo nêu là có thật, đây là theo phong tục của đồng bào địa phương để xác định cây đã có chủ.

Theo phản ánh của Báo: Cách chốt Kiểm lâm khoảng 300 mét, người dân dựng lều, trại tiếp tục chặt phá rừng. Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh các lều trại đó là của công nhân thi công tuyến đường từ xã Đak Sơ Mei đi xã Hà Đông, huyện Đak Đoa; mặt khác, thời gian này đang là mùa thu hoạch mì của người dân, nên các hộ thu mua hàng nông sản dựng các lều, trại để thu mua mì khô của người dân trên địa bàn xã Hà Đông, huyện Đak Đoa.  

Các vụ việc nêu trên, UBND huyện Đak Đoa đã chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa, Hạt Kiểm lâm và các cơ quan chức năng thuộc huyện lập biên bản, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật (2 vụ Hạt Kiểm lâm đã có quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện truy tố; 5 vụ Hạt Kiểm lâm đã ra quyết định xử lý hành chính; 06 vụ Hạt Kiểm lâm đang hoàn tất hồ sơ để ra quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện; 10 vụ Hạt Kiểm lâm đang phối hợp với các ngành chức năng liên quan, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa, UBND các xã Hà Đông, Đak Sơ Mei tiến hành điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện Hạt Kiểm lâm đang tạm giữ 8 rựa, 1 rìu, 2 máy cưa xăng; 1,466 m3 gỗ xẻ nhóm 5). Điều này chứng tỏ chính quyền địa phương, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa, Hạt Kiểm lâm Đak Đoa đã vào cuộc, không như Báo phản ánh: “Tình hình phá rừng phòng hộ ở Đak Đoa “nóng” là vậy, nhưng các cơ quan chức năng (xã, Hạt Kiểm lâm Đak Đoa, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa và chính quyền huyện) không hề “nóng” để tiến hành kiểm tra, tổ chức ngăn chặn” hoặc “Những cánh rừng phòng hộ tự nhiên liên tiếp bị phá nát trong thời gian dài nhưng chưa thấy một động thái tích cực nào từ ngành chức năng để ngăn chặn có hiệu quả”.   

Các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép nêu trên, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản, tổ chức cuộc họp chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện Đak Đoa và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (tại Công văn số 272/UBND-NL ngày 6-2-2012, Công văn số 469/UBND-NL ngày 27-2-2012 và tại cuộc họp ngày 6-3-2012). Theo đó, đã chỉ đạo:  

- Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật cụ thể đối tập thể, cá nhân có liên quan của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa, Hạt Kiểm lâm Đak Đoa và cá nhân Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa, Kiểm lâm địa bàn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đak Đoa đã để xảy ra vụ dân chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép trong thời gian qua.

- Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa chỉ đạo Công an, Viện Kiểm sát, Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa, UBND các xã: Hà Đông, Đak Sơ Mei, Hải Giang và các phòng chức năng thuộc huyện điều tra, nắm chắc đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đối với những vụ đủ căn cứ, điều kiện để xử lý hình sự thì kiên quyết điều tra, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và truy tố theo quy định của pháp luật nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Đồng thời, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân Chủ tịch UBND các xã Hà Đông, Đak Sơ Mei, Hải Giang trong việc để xảy ra vụ dân chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép trong thời gian qua.

- Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa kiểm điểm trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn trong việc để xảy ra vụ dân chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép trong thời gian qua.

- Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đăk Đoa chủ động phối hợp với Hạt Kiểm lâm, các cơ quan chức năng của huyện, UBND các xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân không được chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Tăng cường lực lượng, thường xuyên kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời ngay từ ban đầu các vụ vi phạm trên lâm phần quản lý; phối hợp với UBND huyện Đak Đoa xây dựng phương án trồng lại rừng trên diện tích rừng bị phá.

Có thể bạn quan tâm

Họp chợ lấn vỉa hè, lòng đường Nơ Trang Long

Họp chợ lấn vỉa hè, lòng đường Nơ Trang Long

(GLO)- Tình trạng họp chợ tự phát lấn chiếm vỉa hè, lòng đường Nơ Trang Long (phường Trà Bá, TP. Pleiku) đã tồn tại hơn 4 năm qua, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nhưng vẫn chưa được giải quyết khiến người dân bức xúc.
Di dời 22 hộ dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp

Di dời 22 hộ dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp

(GLO)- 22 hộ dân người dân tộc thiểu số ở các xã, thị trấn của huyện Phú Thiện đã vào khu vực đất tại thôn Nam Hà (xã Ia Ake), thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai và UBND Ia Ake dựng nhà, làm rẫy trái phép. Được vận động tích cực, họ đã tự nguyện di dời.
Khó khăn bủa vây làng tái định cư

Khó khăn bủa vây làng tái định cư

(GLO)- Cuộc sống khó khăn, vất vả vẫn bủa vây người dân 3 làng tái định cư ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) trong gần 3 thập kỷ qua. Lời hứa từ phía Công ty Thủy điện Ia Ly mới đây đã thắp lên hy vọng vào sự đổi thay trong tương lai.

Ban Dân tộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kết nghĩa với làng Klư

Ban Dân tộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kết nghĩa với làng Klư

(GLO)- Sáng 7-3, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Klư (xã Krong, huyện Kbang), Ban Dân tộc phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức lễ kết nghĩa với Nhân dân làng Klư. Dự lễ kết nghĩa có đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Địa điểm kiểm tra là tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh. Ảnh- Nhật Hào

Kiểm tra quy trình cấp sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai

(GLO)- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung vừa ký Quyết định số 32/QĐ-STNMT thành lập tổ kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh.