Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay toàn tỉnh Gia Lai có 13 cơ sở thuộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiến độ xử lý ô nhiễm đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã đạt 77%. 2 cơ sở do sức ép cạnh tranh, áp lực của cộng đồng và xã hội vì hành vi gây ô nhiễm môi trường buộc giải thể, ngừng hoạt động. Như vậy, 11 cơ sở còn lại nằm trong “danh sách đen” cơ bản giải quyết được tình trạng xả chất thải, nước thải sai quy trình gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, từng bước đưa hệ thống xử lý vào hoạt động. Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống xử lý chất thải (đặc biệt là xử lý nước thải) sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến vấn đề xả thải chưa đảm bảo đúng quy chuẩn cho phép. Việc đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường đối với các dự án chưa được triển khai nghiêm túc, thanh tra giám sát chưa chặt chẽ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, đầu tư kinh phí cho một hệ thống xử lý chất thải cho “xứng” với quy mô hoạt động của các nhà máy trên địa bàn là vấn đề rất khó mà doanh nghiệp nào cũng đang gặp phải. Phần lớn là tự bỏ tiền đầu tư hệ thống cho doanh nghiệp mình, trong khi kinh phí đối với hệ thống đảm bảo quy chuẩn khá lớn. Các doanh nghiệp chỉ tập trung vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó đầu tư cho công tác môi trường chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc chậm tiến độ xử lý, gây ô nhiễm môi trường kéo dài.
Sau 8 năm thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, tỉnh ta chỉ có Nhà máy MDF được cấp chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm. Một số cơ sở như Công ty TNHH VEYU đầu tư và đưa hệ thống xử lý nước thải trên 30 tỷ đồng vào hoạt động; Nhà máy Cao su Mang Yang, Chư Sê, Chư Prông, Nhà máy Đường-Nhiệt điện Ayun Pa… đã xây dựng xong hệ thống chuẩn bị tiến hành các thủ tục chứng nhận. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh được hỗ trợ kinh phí xây dựng và hiện đã đưa vào hoạt động, cam kết trong tháng 6-2011 sẽ hoàn chỉnh các thủ tục chứng nhận.
Mặc dù vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở này, nhưng mức độ giảm hơn. Kết quả quan trắc môi trường trong thời gian qua cho thấy các chỉ tiêu về khí thải, nước thải cơ bản đạt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, đối với ngành sản xuất cao su hiện vẫn chưa có mô hình chuẩn về hệ thống xử lý ô nhiễm nước thải, mùi hôi nên một số doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư một cách hoàn thiện và triệt để. Bên cạnh đó, việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại đang gặp nhiều khó khăn. Bởi đến nay trên địa bàn vẫn chưa có đơn vị nào có đủ chức năng làm công việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường theo tiêu chuẩn.
Ông Lê Trung Văn- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh cho biết: “Đến nay gần như các cơ sở đã xây dựng xong hệ thống xử lý chất thải. Đối với các nhà máy cao su thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng đang triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt công nghệ xử lý nước thải. Một số nhà máy sẽ hoàn thành chứng nhận trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2015 sẽ xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại theo Quyết định 64”.
Để làm được việc này, cần có cơ chế hỗ trợ cho các cơ sở được vay vốn ưu đãi từ nguồn Quỹ Bảo vệ Môi trường, đẩy mạnh công tác xây dựng các mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm ở một số lĩnh vực đặc trưng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cam kết về môi trường; có biện pháp xử phạt nghiêm đối với các cơ sở chây ỳ, chậm tiến độ, tránh tình trạng nộp tiền phạt rồi sau đó lại tiếp tục… gây ô nhiễm; rồi việc liên tục phát sinh những cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường trong khi các cơ sở trong danh mục cũ chưa thực hiện triệt để.
Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.