Những người thầm lặng làm sạch phố phường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời dạy rất hay dành cho những công nhân vệ sinh môi trường: “Người nấu bếp, người quét rác, cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau”. Người nhấn mạnh rằng: “Dù làm công việc quét rác hay moi cống cũng đều là công việc vẻ vang. Có nhận thức thế mới đúng. Thế là bất kỳ công việc nào có ích nước lợi dân, có ích cho đồng bào, có ích cho xã hội đều vẻ vang. Không có việc nào sang, công việc nào hèn…”.

Được xếp vào nhóm công việc nặng nhọc mang tính công ích. Công nhân vệ sinh môi trường đã phải vượt qua bao khó khăn, kể cả sức ép tâm lý, để làm cho thành phố sạch đẹp, họ gắn bó với nghề không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn vì nhận thức được ý nghĩa công việc.

 

Ảnh: Hùng Vũ
Ảnh: Vũ Hùng

Hiện nay, lượng rác thải, nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Pleiku đang ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng công việc vệ sinh môi trường nhiều hơn, nặng nhọc hơn. Theo thông tin từ công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai, hiện công ty chỉ có 180 nhân viên, trong khi đó, mỗi ngày phải xử lý từ 150 đến 160 tấn rác thải sinh hoạt các loại, số lượng công việc là rất lớn.

Công nhân vệ sinh thường bắt đầu công việc của mình từ 20 giờ tối và kết thúc vào 3 giờ giờ sáng, tất cả các ngày trong tuần, đối với những người làm công việc này, họ luôn quan niệm rằng làm hết việc chứ không làm hết giờ. Rác sinh hoạt, từ hộ dân, doanh nghiệp trường học, chợ… Lưu chứa trong các thiết bị lưu chứa được công nhân vệ sinh thu gom, chuyển lên các xe rác, chở về địa điểm tập kết xử lý. Trong những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh người công nhân, chân mang ủng lội bì bõm trên đoạn đường ngập lênh láng để vớt rác, khơi thông cống rãnh, thu dọn cành cây bị gãy, do đặc thù công việc, phải làm việc đến gần sáng nên họ phải đối mặt với nhiều rủi ro như: tai nạn giao thông, bị các đối tượng xấu trêu ghẹo, tuy nghề vất vả và hiểm nguy nhưng những người làm công việc này luôn tìm cách thích nghi vì hiểu ý nghĩa của công việc, vì trách nhiệm với cộng đồng.

Hiện nay, một bộ phận người dân còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nên công việc của công nhân vệ sinh càng thêm vất vả, nặng nhọc. Nhiều người cho rằng, thu gom rác thải là trách nhiệm của công nhân vệ sinh, nên nhiều nơi  dù có đặt biển cấm đổ rác, người dân vẫn ngang nhiên đổ rác ra đường, bất chấp những lời tuyên truyền, quy định xử phạt của các khu dân cư, tổ dân phố, nạn xả rác bừa bãi vẫn tiếp tục diễn ram thậm chí có nơi càng cấm, người dân càng xả rác nhiều hơn, chị Nguyễn Thị Loan, công nhân công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai chia sẻ: “ Việc thu gom rác gặp nhiều khó khăn do người dân giao rác không đúng giờ, cứ có rác là đem ra bỏ, chất thành đống, rất khó để thu gom, gặp những hôm trời mưa, rác nhiều, cả nhóm phải làm  việc liên tục với áp lực lớn, lúc trở về nhà, chân tay rã rời”.

 

Ảnh: Vũ Hùng
Ảnh: Vũ Hùng

Là một nghề vất vả và độc hại, nhưng thu nhập của vệ sinh không cao, bình quân từ 5 đến 6 triệu đồng một tháng, có không ít người đã từ bỏ công việc. Điều đáng quan tâm đối với những công nhân vệ sinh là suốt ngày phải đối mặt với mùi hôi thối từ rác, chất thải nên dù có trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo các chuyên gia môi trường, công nhân vệ sinh, nhất là những người thu gom rác, làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, họ phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp và da liễu, thậm chí các bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác nếu tiếp xúc với những vật dụng lây bệnh như: kim tiêm, ống chích. Mặc dù là nghề được đánh giá có mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm cao đến sức khỏe nhưng họ ít được xã hội coi trọng như những ngành nghề khác, nhiều khi phải chịu cái nhìn khinh miệt của người đời .

Những người đến với nghề này là do cái duyên và do ý thức của mình với cộng đồng. Nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng công nhân vệ sinh là nghề tầm thường. Thực tế, thì không có nghề nào là tầm thường, những người lao động bỏ mồ hôi công sức làm việc chân chính, đều đáng được xã hội coi trọng. Công nhân vệ sinh môi trường, là người giúp bảo vệ môi trường sạch đẹp, tạo cảnh quan cho xã hội, bởi vậy họ được xem là những người hùng thầm lặng làm sạch phố phường.

Vũ Hùng

Có thể bạn quan tâm