Càng làm càng lỗ, nông dân "tháo chạy" khỏi cây tỷ đô cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LTS: Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng ngành cà phê Việt Nam đang đối mặt thực trạng giá cà phê xuống thấp kéo dài, nông dân chặt bỏ vườn trồng cây khác. Làm sao để nâng cao chất lượng cà phê, từ đó nâng giá để nông dân không quay lưng với cây trồng từng một thời giúp họ làm giàu?
Bài 1: Bao giờ cà phê hết là “trái đắng”?
Hiện giá cà phê nhân xô chỉ còn trên 30.000 đồng/kg, thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ qua, khiến nông dân phải chịu lỗ nhiều do các chi phí khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc thu hoạch… đều tăng cao.
Mắc nợ vì giá cà phê lao dốc
Với năng suất vượt trội từ 4-5 tấn/ha, nông dân xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) vẫn không mặn mà với cây cà phê. Ảnh: Duy Hậu
Ông Ma Lang (xã Ea Tul, huyện Cư M'Gar, Đăk Lăk) có hơn 1ha cà phê, năm nay thu được hơn 3 tấn cà phê nhân. Ông cho biết, ở thời điểm giá cà phê hơn 40.000 đồng/kg, với sản lượng tương tự, gia đình vẫn còn một chút lãi. Nhưng với giá như hiện nay, số tiền bán cà phê không đủ nuôi sống gia đình. Để có tiền tiếp tục chăm sóc cà phê, ông phải vay mượn từ các đại lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Tại xã Ea Ngai, huyện Krông Buk (Đăk Lăk), ông Nguyễn Đình Nhàn cũng than thở, hạn hán triền miên, năng suất sụt giảm, giá bấp bênh nên nông dân trồng cà phê đang lâm cảnh lao đao. "Cà phê trẻ, năng suất cao thì nông dân còn có thể "lấy công làm lời", chứ những vườn cà phê già cỗi, năng suất kém thì chắc chắn phải bù lỗ" - ông Nhàn nói.
Tại xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) - nơi năng suất cà phê luôn ở mức từ 4-5 tấn/ha nhưng nông dân cũng than ngắn thở dài. Ông Trần Minh Điệp (thôn Thanh Cao, xã) cho biết, tiền phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc mỗi ha cà phê hết khoảng 70 triệu đồng.
Nếu sản lượng đạt 5 tấn/ha, với giá như hiện tại (33 triệu đồng/tấn), nông dân thu còn dư hơn 80 triệu. Số tiền này trừ đi 70 triệu để đầu tư cho vụ tới, bà con chỉ còn hơn 10 triệu đồng. Thế nên dù với sản lượng cà phê cao nhất nhì cả nước, người trồng cà phê ở đây vẫn không thể giàu.
Mặc dù "không hài lòng" với cây cà phê nhưng ông Nguyễn Đình Nhàn (xã Ea Ngai, huyện Krông Buk, Đắk Lắk) vẫn không dám phá bỏ hết cà phê già cỗi để tái canh. Ảnh: Duy Hậu 
Cũng theo ông Điệp, do muốn làm giàu nhanh, đã có không ít nông dân trẻ mượn sổ đỏ của anh em, họ hàng để cầm cố ngân hàng vay tiền mở rộng diện tích đầu tư. Tuy nhiên sau nhiều năm giá cà phê bấp bênh, liên tục giảm mạnh, họ lại lâm vào cảnh ôm một đống nợ. Để trả món nợ hàng trăm triệu đồng đã vay ngân hàng và chuộc lại sổ đỏ, họ lại đành phải vay tiền tiếp nơi khác, thậm chí vay nặng lãi để đi xuất khẩu lao động kiếm tiền gửi về trả nợ dần.
Nông dân giỏi cũng chán cà phê
Trong số nhiều nông dân mà chúng tôi gặp, khi hỏi về cây cà phê, họ đều lắc đầu ngao ngán: "Không biết trồng gì nên phải giữ cà phê để sống". Bởi dù sao thì có cà phê vẫn có cái để vay mượn, trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
Ông Nguyễn Đình Nhàn nói, mặc dù vườn cà phê đã già cỗi nhưng ông không dám phá bỏ hết để tái canh. Vì làm như vậy thì cả gia đình sẽ đứt bữa. Thế nên, mỗi năm ông chỉ dám phá vài sào, nhưng thay vì trồng cà phê thuần như trước đây, ông trồng sầu riêng, bơ, tiêu… "Trồng như vậy để cây này mất mùa còn có cây khác đỡ" - ông Nhàn nói.
Niên vụ vụ 2018 - 2019, cà phê ở Đồng Nai được mùa nhưng mất giá.  Ảnh: Hương Giang

Theo TS Đặng Bá Đàn (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên), với vùng đất Tây Nguyên, cà phê vẫn là cây chủ lực, nông dân không thể thay thế hàng loạt hàng trăm ngàn ha. Vấn đề của nông dân hiện nay là làm sao để tăng thêm thu nhập trên diện tích cà phê ấy


"Bơ trái vụ, sầu riêng là những cây đang có giá trị kinh tế cao. Song những trái cây này không thể để được lâu. Nếu ai cũng trồng thì chắc chắn giá cả sẽ không được như bây giờ. Đến lúc đó, bán không được, ăn không hết mà trữ cũng không xong, nông dân chỉ có chết" - ông Trần Minh Phong - nông dân xã Ea Tân phân tích.
Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), ngay cả những nông dân giỏi như ông Nguyễn Mạnh Huy, dù đã gần 30 năm gắn bó với cà phê song cũng đang tính chuyện rời bỏ loại cây tỷ đô này. Ông Huy kể, nhờ phương pháp ghép cải tạo, vườn cà phê đã tăng năng suất gấp đôi so với giống cũ. Năm nay, vườn của ông trúng mùa nhưng vẫn bị lỗ vì giá thấp.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, hiện toàn tỉnh chỉ còn trên 15.000ha cà phê, giảm hàng ngàn ha so với vài năm trước đó nhưng dấu hiệu giảm diện tích vẫn chưa dừng lại.
Ông Trần A Sách - nông dân tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) kể, chỉ hơn 10 năm, vùng đất này đã chuyển đổi ít nhất 3 loại cây trồng chủ lực. Đầu tiên là chuyên canh cây cà phê. Sau thấy giá tiêu cao, các hộ dân lại đua nhau trồng tiêu, và bây giờ nông dân lại đang chặt tiêu để trồng bưởi da xanh.
Có người thì quay lại trồng chính loại cây mà nhiều năm trước đó đã chặt bỏ. “Bản thân tôi cũng đang chặt tiêu, cà phê chuyển sang trồng bưởi, dù chưa biết thị trường vài năm tới sẽ ra sao”, ông Sách chia sẻ.
Ngay cả các đơn vị thực hiện mô hình cánh đồng lớn cây cà phê cũng không tránh khỏi lo ngại trong mục tiêu giữ diện tích vùng chuyên canh. Ông Trần Quang Hiệp - Giám đốc HTX nông nghiệp Xuân Quế (huyện Cẩm Mỹ) kể từ khi triển khai dự án cánh đồng lớn cà phê 4C đến nay, ngày càng nhiều hộ dân tính chuyện chuyển đổi cây trồng. “Trồng cả năm trời, dù có trúng mùa, trúng giá, 1 ha cà phê cũng chỉ cho lợi nhuận vài chục triệu”, ông Hiệp nói.
Tôn vinh người trồng cà phê

Hôm nay 9.3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 sẽ chính thức khai mạc. Diễn ra đến ngày 16.3, lễ hội sẽ có 6 hoạt động chính, trong đó có các hoạt động quảng bá, tôn vinh như lễ hội đường phố; cuộc thi chất lượng cà phê đặc sản Việt Nam; đường sách cà phê; thưởng thức cà phê miễn phí, hội thi ẩm thực cà phê...

Với chủ đề “Tinh hoa đại ngàn”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê...     

A.T

Duy Hậu-Nguyễn Vy (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).