Mùa xuân - "gùi củi" lấy chồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở một nơi, người con gái Tây Nguyên sẽ cùng nhau vào rừng gùi củi, người con trai ở nhà dũa cặp vòng đồng, tạo hoa văn đẹp nhất rồi cùng nhau đính ước. Khi mùa xuân về, cũng là mùa tình yêu trên cao nguyên đang đến... với những sơn nữ, trai bản ở huyện Krông Pa, Gia Lai. "Phong tục, tập quán" đẹp bao đời của người bản địa, đang dần mai một...
Chuyện tình Rơ Ô Ploát và Ksơr Doan
Gia Lai, mùa lạnh đang về, thế nhưng giờ này buôn Sai, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa lại ấm áp. Ấm hơn, vui hơn khi trong buôn, 10 thiếu nữ đang chuẩn bị cho cuộc hôn nhân của đời mình.
Chúng tôi - những người Kinh trẻ tuổi - đến thăm chị Rơ Ô Ploát (32 tuổi), một thiếu nữ Ja Rai mặn mà sắc xuân. Tâm sự, chị kể, kiếm củi từ năm 18 tuổi với đống củi khá lớn, xếp gọn ngăn nắp đặt dưới sàn nhà.
Những thanh củi dài khoảng 60cm, bỏ vào gùi, đeo sau lưng mang từ rừng về nhà. Đi ngày này, sang tháng khác, khi nào xếp thành đống to dưới nhà thì thôi.
Kho củi lớn bao nhiêu thì thanh niên trong bản càng chú ý đến.
Sơn nữ gùi củi, để được lấy chồng. Ảnh internet
Sơn nữ gùi củi, để được lấy chồng. Ảnh internet
Chị Ploát là chị cả của 3 người em, vì giúp các em ăn học đàng hoàng, chị gác lại tuổi xuân lo cho các em. Cái tuổi nó đuổi xuân đi, đến khoảng 28 tuổi thì thanh niên trong bản đến nhà chị thưa dần, thưa dần.
Ở tuổi 32, chị đang dần khép trái tim thì Ksơr Doan (36 tuổi, buôn Thức) cùng xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa - xuất hiện. Ngay từ lần đầu gặp nhau, ở nhà người bạn, Ksơr Doan nhìn chị Rơ Ô Ploát, Rơ Ô Ploát thẹn thùng. Hôm sau, Ksơr Doan nắm tay chị, nói nhẹ: "Ngay từ lần đầu gặp em, anh biết em là người con gái anh cần tìm và anh không cần phải tìm ai nữa". Rơ Ô Ploát biết trái tim mình đã mở cửa, đón Ksơr Doan vào.
Khoe với chúng tôi, Ksơr Doan đưa hai chiếc vòng đồng được tạo hoa văn rất đẹp, nói anh tự tay làm cho Rơ Ô Ploát. Tất cả tình cảm, đều được anh gửi gắm vào hai chiếc vòng này. Ngày cưới, chính tay anh sẽ đeo vào tay cho người vợ của mình, chị Rơ Ô Ploát.
Ông Rơ Ô Blao (64 tuổi) - bố chị Ploát - hân hoan khi chúng tôi đến thăm con gái ông. Ông nằng nặc, bắt chúng tôi quay trở lại buôn Sai vào ngày nắng đẹp để cùng uống rượu cần trong lễ cưới của Ploát và Doan.
Tục cưới đã thoáng
Theo già làng buôn Sai - Dôn Lâm (80 tuổi), nhiều năm trước tục thách cưới trong buôn Sai rất nặng nề. Người con gái “bắt chồng” về nhà mình phải có ít nhất 20 triệu, 4 con bò để nuôi và mổ thêm 3 con khác chiêu đãi buôn làng, 30 ché rượu cần cùng 3 - 4 chiếc áo thổ cẩm.
Rất nhiều cô gái trong buôn vì thế đã đơn độc do gia đình còn nghèo khó. Những năm gần đây, tục thách cưới đã thoáng khi có sự tuyên truyền của chính quyền. Hiện nay, chỉ cần một con bò cho dân bản ăn uống no say, là nhà nữ đã có thể "bắt chồng".
Già Dôn Lâm tiết lộ, dân bản sẽ tổ chức cho các đôi lứa thành vợ thành chồng vào buổi tối có trăng sáng hoặc ban ngày trời nắng đẹp, không mưa vào gần mùa Xuân, khi vừa gặt lúa xong.
Nghi thức trong lễ cưới của người Ja Rai rất đơn giản. Hai gia đình uống cạn ly rượu cần rồi cùng nhau bước vào nhà. Cô gái và chàng trai quỳ xuống chiếu, chàng trai lấy hai chiếc vòng bạc đặt xuống chiếu, cô gái nhặt lên và đưa lại cho chàng trai đeo vào cổ tay mình cùng lời cổ vũ, reo hò của người thân. Đeo vòng xong, tất cả buôn làng sẽ cùng nhảy, cùng uống rượu cần bên ánh lửa bập bùng mùa xuân. Mùa xuân đến, cũng là mùa tình yêu bắt đầu, mùa của hương hoa tình yêu "đơm trái, trổ bông"
TRỊNH SƠN (Laodong)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.