Ca ghép phổi lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 70 ngày qua, các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cố gắng giành giật sự sống cho một nam thanh niên 17 tuổi, chỉ nặng khoảng 30 kg sau ca ghép phổi
Tháng 12-2018, các bác sĩ (BS) Bệnh viện (BV) Việt Đức đã ghép 5 tạng (1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận) cùng thời điểm cho 4 bệnh nhân và điều phối "xuyên Việt" 1 thận cho bệnh nhi ở TP HCM. Đây là lần đầu tiên toàn bộ ê-kíp các BS Việt Nam thực hiện ghép phổi thành công, đánh dấu bước tiến vượt bậc của ngành ghép tạng Việt Nam.
Ván bài sinh tử
Nam bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. (17 tuổi, ngụ tỉnh Hải Dương) được chuyển đến BV Việt Đức từ Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai trong tình trạng phải thở ôxy và suy dinh dưỡng nghiêm trọng (chỉ số BMI = 13,3). Sau 5 năm chống chọi với căn bệnh mô bào, cuộc sống của Đ. gắn chặt với máy thở trên giường bệnh, tiên lượng cuộc sống sẽ dừng lại rất sớm do bệnh đã ở giai đoạn cuối.
"Chúng tôi đã bàn bạc hết sức kỹ càng và nâng lên đặt xuống mọi tình huống. Nếu không ghép phổi, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết. Đây là ván bài sinh tử và chúng tôi đã quyết chọn phẫu thuật" - PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực, chia sẻ.
Thử thách đã đến không chỉ đối với bệnh nhân mà còn với hàng trăm nhân viên y tế tham gia ghép tạng. Việc loại bỏ những bệnh ở phổi vô cùng khó vì là bệnh lâu ngày khiến phổi bị dính, nát, nhiễm trùng sẽ gây chảy máu. Nếu không cẩn thận, biến chứng sẽ xảy ra nên việc phẫu thuật bóc phổi của người bệnh phải thực hiện rất lâu. Trong khi đó, tạng của người hiến phải chờ lâu mà chưa ghép thì nguy cơ bị hỏng. Các BS phải đổi quy trình là cắt từng phổi và ghép từng phổi rồi phải tính toán để ít nhất còn một bên phổi tốt cứu bệnh nhân… Sau 15 giờ chạy đua với thời gian, ê-kíp phẫu thuật gần 150 y, BS của BV Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép phổi đầy khó khăn.
Được ghép phổi từ người cho chết não, Nguyễn Văn Đ. đã chạm chân sang bên kia cửa sống nhưng tính mạng vẫn đang bị đe dọa từng ngày. Nếu một vài ngày sau Tết nguyên đán, Đ. có thể đi loanh quanh trong phòng thì nay lại tiếp tục xuất hiện các biến chứng khiến bệnh nhân phải nằm, ngồi tại chỗ, không thể đi lại. Gia đình nghèo khó, con trai mắc bệnh hiểm nghèo, số tiền 11 triệu đồng bố mẹ bệnh nhân vay mượn để chữa bệnh của con đã hết từ rất lâu. Hiện mọi chi phí điều trị cho Đ. đều trông chờ vào BV và sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm.
 
Trong phòng cách ly luôn có nhân viên y tế túc trực 24/24 giờ theo dõi chỉ số sinh tồn cho bệnh nhân.  Ảnh: Ngọc Dung
Khó không kêu được với ai
PGS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ khi nghe ghép phổi, nhiều người sẽ nghĩ kỹ thuật này đơn giản hơn ghép tim nhưng thực tế khó khăn hơn rất nhiều. Đến thời điểm này, những bệnh nhân được ghép tim, gan, thận đã xuất viện khá lâu còn bệnh nhân ghép phổi vẫn điều trị trong phòng cách ly với gần chục loại máy móc hỗ trợ. Hơn 70 ngày qua, lúc nào cũng có 1 BS và 1 điều dưỡng túc trực 24/24 giờ trong phòng bệnh. "Khi quyết định ghép phổi cho bệnh nhân này, chúng tôi biết sẽ khó khăn, vất vả, áp lực nhưng thực sự đến nay, có nhiều diễn biến nằm ngoài sự hình dung của ê-kíp chăm sóc bệnh nhân" - PGS Ước nói.
Nếu bệnh nhân ghép tim chỉ sau 24 giờ đã rút máy thở, 2-3 ngày bệnh nhân có thể ngồi dậy ăn uống thì với bệnh nhân ghép phổi cả 2 tháng máy chạy rầm rập, việc chăm sóc rất vất vả mà sức khỏe của bệnh nhân vẫn lên xuống phập phồng; nhất là bệnh nhân đã nằm liệt 5 năm, cơ thể suy kiệt, mắc nhiều bệnh mạn tính, sức đề kháng kém.
Ngày nào các điều dưỡng cũng phải nội soi đường hô hấp, hút đờm trong phổi cho bệnh nhân 1-2 lần. Nếu chậm soi là đờm ứ lại, bệnh nhân lập tức bị nhiễm trùng, suy hô hấp. Khi cơ thể khỏe mạnh, phổi ghép mới có thể thực hiện được chức năng này. Soi đường hô hấp của bệnh nhân này cũng không phải giống người bình thường mà đường vào là miệng nối, chi chít sẹo nên việc soi hút rất khó. Ngoài ra, chỗ khâu nối còn viêm nhiễm, phù nề, càng gây khó hơn. Do điều trị bệnh lâu ngày, đường thở của bệnh nhân bị nhuyễn mềm, co thắt lại, các BS lại phải dùng stent để đặt, nong đường thở ra.
Vì thao tác thủ thuật thường xuyên, đường thở của bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, cứ vài hôm lại có một vi khuẩn mới tấn công, lại phải dùng kháng sinh liều cao, cơ thể dùng kháng sinh bị suy kiệt, lại có khả năng nhiễm bệnh, nhiễm trùng… Vòng tuần hoàn đó luôn làm khó các BS. Ngoài ra, bản thân bệnh nhân đang dùng thuốc chống thải ghép - thuốc làm suy giảm đề kháng của cơ thể nên việc điều chỉnh thuốc hằng ngày trên nền một thiếu niên sức khỏe suy kiệt khá nan giải.
 
Bác sĩ Phạm Tiến Quân - Phó Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực (BV Việt Đức) - chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Dung
Trực tiếp chăm sóc bệnh nhân ghép phổi đặc biệt này, BS Phạm Tiến Quân, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, cho biết làm việc trong môi trường kín máy móc, người bệnh và 4 bức tường, các BS, điều dưỡng vẫn thường nói vui với nhau rằng ghép tim thì tuần nào ghép cũng được nhưng nếu như tháng nào cũng ghép phổi là nhân viên sẽ ốm hết. "Chúng tôi trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân này cũng không thể hình dung hết những thử thách, trải nghiệm trong suốt thời gian làm nghề mà ca ghép phổi này mang đến" - BS Quân chia sẻ. 
Chi phí điều trị số âm

Theo PGS Nguyễn Hữu Ước, chi phí điều trị cho bệnh nhân này mất hàng chục triệu đồng mỗi ngày và tổng chi phí có thể lên tới 3 tỉ đồng, gấp đôi ghép tim. Vì thế, không chỉ chăm sóc, liên tục hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành để tìm phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, các nhân viên y tế còn tiếp tục làm cầu nối để xin tài trợ từ vật tư, thuốc, tiền để tiếp tục điều trị... Đến nay, chi phí điều trị cho bệnh nhân đang bị "âm", nhiều lần gia đình xin BS cho bệnh nhân về vì lo sợ và mệt mỏi. Lúc này, các BS phải giải thích, động viên gia đình bệnh nhân rất nhiều.

Kỳ tới: Hát trên bàn mổ và nắn thẳng chân ếch
 Ngọc Dung (Người lao động)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.