Bum Tở, ngày trở về… ánh sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ cách đây hơn 1 năm, cả trăm gia đình người dân tộc La Hủ ở xã biên viễn Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vì tin theo xúi giục mà đi theo đạo “lạ”. Họ bỏ thờ cúng tổ tiên, bỏ lao động sản xuất, tin rằng chỉ cần ngồi cầu nguyện, cuộc sống tự khắp ấm no.
Rốt cục, đói nghèo bủa vây, trong nhà không có nổi củ sắn, bắp ngô cầm cự qua ngày.  
Ngày tháng lầm lỡ
Bum Tở - những ngày cuối năm, trời mưa lây phây như càng làm cái lạnh thêm phần thấu xương, thấu thịt.
Cuộc sống ấm no đang dần trở lại mảnh đất Bum Tở
Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Vàng A Co, ở bản Đầu Nậm Xả, xã Bum Tở. Ông Co và vợ con từng trải qua một phen khốn đốn, sống dở chết dở vì tin kẻ xấu đi theo đạo “lạ”. Ông Co rủ rỉ kể, vào khoảng tháng 7/2017, có người lạ đến gia đình mình dụ dỗ nếu bỏ bàn thờ tổ tiên đi theo đạo Xè A, thì khi ốm không phải đến bệnh viện, không phải lao động, sản xuất… Hơn nữa, chỉ cần có đức tin và chịu khó đọc kinh cầu nguyện thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, no ấm đầy đủ.
Lúc đầu, ông Co cũng không tin, cho đó là chuyện nhảm nhí. Nhưng vì kẻ xấu nhiều lần ngon ngọt thuyết phục, nói nhiều rồi con kiến cũng chui lọt lỗ tai. Tin lời kẻ xấu, ông Co nói với vợ con, từ nay dỡ bỏ bát hương, không thờ cúng ông bà tổ tiên nữa. Hằng ngày cũng chẳng cần vác cuốc lên nương làm gì cho vất vả. Gia đình ông Co được kẻ xấu phát cho một số tài liệu gọi là kinh để cầu nguyện. Từ đó, như ăn phải thuốc mê, ông Co cùng vợ con răm rắp nghe theo kẻ xấu, bỏ bê ruộng nương, đóng cửa ở nhà cầu nguyện xuyên đêm suốt sáng.
Sau đó thì sao, chúng tôi hỏi. Trầm ngâm một lúc, ông Co bảo, giờ nghĩ lại vẫn thấy mình dại dột. Cả nhà không ai đi làm, không lao động chân tay thì chẳng có cái ăn. “Đói không chịu được. Sau khi được các cán bộ vận động, mình nghe và hiểu ra. Từ đó chẳng tin vào đạo lạ nữa, trở lại trồng ngô, sắn mới sống được”, ông Co ngậm ngùi.
Cuộc sống ấm no đang dần trở lại mảnh đất Bum Tở
Cũng vì tin theo kẻ xấu, ông Vàng Mò Giá, ở bản Phìn Khò, xã Bum Tở suýt mất mạng do căn bệnh lao. Ông Giá kể, thấy người ta bảo đi theo đạo Xè A, chỉ việc đọc kinh cầu nguyện sẽ không phải làm gì cũng có sức khỏe tốt, cuộc sống no đủ. Do thiếu hiểu biết nên ông đã tin và đi theo.

Với những luận điệu ma mị, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc người La Hủ, đến tháng 8/2017, kẻ xấu đã dụ dỗ được trên 80 hộ dân, gần 400 nhân khẩu ở các bản: Phìn Khò, Tả Phìn, Đầu Nậm Xả, Chà Dì của xã Bum Tở đi vào con đường lầm lỡ của đạo Xè A. Hơn 80 hộ gia đình này đã không ngần ngại dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, không lao động, sản xuất, ốm đau không đi bệnh viện mà chỉ đọc kinh cầu nguyện, đói nghèo bủa vây, thậm chí suýt mất đi cả mạng sống.

“Vào tháng 8/2017, tôi bị ốm nặng. Nhưng, do đức tin mù quáng, tôi chỉ ở nhà cầu nguyện mà không đến bệnh viện, vì thế bệnh mỗi ngày một nặng. Rất may, nhờ các anh chị cán bộ huyện và xã đến tuyên truyền và đưa tôi đi bệnh viện. Lúc đó, tôi mới biết mình bị ho lao”, ông Giá nói giọng run run.  

Trở về... ánh sáng
Trước thực trạng người dân ồ ạt rủ nhau theo đạo Xè A, huyện Mường Tè cũng như tỉnh Lai Châu đã huy động cả hệ thống chính trị đưa người dân trở lại… ánh sáng.
Ông Vàng Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè cho biết, trước những thông tin xuất hiện “đạo lạ” tại xã Bum Tở, huyện đã huy động tất cả đoàn thể, ban ngành vào cuộc để làm công tác dân vận. Từng đoàn công tác của huyện được cử xuống Bum Tở nắm tình hình.
Ông Lò Anh Văn, Ban Dân vận Huyện ủy Mường Tè kể lại, tổ công tác đã đến các bản thực hiện 4 cùng với dân “Cùng ăn - cùng ở - cùng làm - cùng nói tiếng dân tộc” nhiều tháng ròng. Từ đó, tìm hiểu cuộc sống của bà con, nắm bắt tình hình, giải quyết các vụ việc tại cơ sở, không để xảy ra điểm nóng.
Phối hợp với các già làng, bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín tổ chức họp bản tuyên truyền cho bà con hiểu “dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, không cần lao động, sản xuất, ốm đau không đi bệnh viện vẫn có cuộc sống tốt đẹp” là những luận điệu mê tín dị đoan.
Người dân Bum Tở được hỗ trợ cây giống, vật nuôi để phát triển kinh tế

Không chỉ trở về với nguồn cội, văn hóa truyền thống của dân tộc mình, người La Hủ ở Bum Tở còn chủ động ký cam kết với chính quyền xã sẽ không nghe, không tin, không theo, không sinh hoạt và lôi kéo người khác theo đạo trái pháp luật… Một thời gian sau, cái tên đạo Xè A dần biến mất khỏi mảnh đất Bum Tở.


Nhiều tháng tuyên truyền, dần dần người dân hiểu rõ hơn bản chất thực sự của đạo Xè A. Ông Vàng Mò Giá bảo, sau khi được đưa đi bệnh viện và chữa khỏi bệnh, tôi thấy việc theo đạo Xè A là không tốt. Mình là người La Hủ, mình phải sống theo phong tục, tập quán của dân tộc mình.  
Mong cuộc sống ấm no
Ông Vàng Văn Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy Mường Tè tâm sự, nguyên nhân chính của việc nhiều hộ dân tin theo những điều không tưởng của đạo “lạ” là do đói nghèo và lạc hậu. Chỉ khi bà con có cuộc sống ấm no, thay đổi nhận thức thì chẳng có luận điệu sai trái nào khiến họ tin.
Nói đi đôi với làm, Mường Tè đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với xã Bum Tở vận dụng linh hoạt những chính sách dành cho vùng đặc biệt khó khăn của Đảng, Nhà nước như 30A, 135, đề án 1672, triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các bản: Chà Dì, Phìn Khò, Đầu Nậm Xả, Tả Phìn...
Từ đó, xã Bum Tở được xác định là khu vực phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với chăm sóc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng, tập trung vào phát triển những cây thế mạnh như: quế, sa nhân tím, riềng, nghệ… Ông Vàng Lỳ Sơn, Chủ tịch UBND xã Bum Tở cho biết, thời gian qua, huyện đầu tư hàng chục tỷ đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con.
Người dân Bum Tở được hỗ trợ máy móc nông nghiệp để sản xuất
Trong năm 2018, theo chương trình 30A, người dân các bản Chà Dì, Phìn Khò, Đầu Nậm Xả, Tả Phìn được hỗ trợ trồng mới trên 32ha riềng, 17ha sa nhân tím. Người dân 2 bản Phìn Khò, Chà Dì được cấp 12 chiếc máy cày. Ông Sơn cho biết, xã cũng triển khai xong việc giao đất, giao rừng cho bà con quản lý bảo vệ.
Nhìn về bản Phìn Khò, xã Bum Tở, nay dần thay da đổi thịt với những ngôi nhà gỗ, lợp tôn thay cho những ngôi nhà lá tạm bợ. Bà Phùng Ký Mẻ, Bí thư chi bộ bản Phìn Khò chia sẻ, năm 2017, trên địa bàn bản có 11 hộ gia đình do thiếu hiểu biết đã bị lôi kéo theo đạo Xè A. Nhưng nay họ đã thay đổi, trở lại sinh hoạt, lao động bình thường.
Hiện nay, riêng bản Phìn Khò trồng trên 30ha riềng, 60ha quế, hàng chục ha sa nhân tím cùng đàn gia súc hàng trăm con. Gặp chúng tôi, Vàng Mò Hừ phấn khởi khoe, gia đình mùa trúng vụ riềng, cũng được một món tiền tiêu Tết. Chúng tôi hỏi, giờ còn tin vào đạo Xè A nữa không? Hừ lắc đầu nguây nguẩy bảo, chịu thôi, phải làm thì mới có ăn, sợ lắm rồi!
Cuộc sống ấm no đang dần trở lại mảnh đất Bum Tở
Phạm Kế Toại (Nông Nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.