43 năm đón tết trong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy chục năm sống giữa rừng cũng là chừng đó năm ông Đặng Văn Triệu (70 tuổi) đón chào năm mới, ăn tết ngay trên chiếc ghe vừa là nhà vừa là phương tiện kiếm sống của mình.

Hồi năm 1975, ông Triệu cùng vợ dắt díu nhau xuống rừng đước thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (TP.HCM) tìm kế sinh nhai. Rồi những đứa con lần lượt ra đời, lớn lên đứa nào cũng ra riêng. Vợ ông Triệu mới đây cũng lên bờ sống cùng con nên giờ chỉ còn mình ông ở lại ghe.

Bám rừng mưu sinh

Ngày nào cũng vậy, ông Triệu ngồi canh khi nào con nước lớn sẽ đăng đáy bắt hải sản. Ở đây, cá ngát, cá dứa, tôm cua khá dồi dào. Mỗi ngày lão ngư có thể kiếm được vài ba trăm ngàn đến cả bạc triệu.


 

 

Chiều cuối năm, không gian ở rừng im ắng bốn bề. Ông Triệu đang lọ mọ nấu cơm. Khói bay ngút ghe. Chợt nghe tiếng chó ăng ẳng trong khoang, ông Triệu lấy tay gõ cộc cộc xuống tấm ván. Rất nhanh chóng, con chó vẫy đuôi chạy ra nép vào người ông. “Nó tên Lu, dưới này phải nuôi thêm chó để bầu bạn. Hơn nữa, nó canh giữ, phòng kẻ gian lên ghe trộm đồ”, ông Triệu giới thiệu về “người bạn” của mình.

Mui ghe là nơi ông Triệu ngủ nghỉ. Ngoài cuốn lịch và chiếc đồng hồ treo tường khói bám đen sì thì chẳng có thứ gì quý giá. Ông kể mọi thứ ở rừng đã ăn vào máu thịt. Không tiếng còi xe, không tiếng người rôm rả và không cả ti vi nhưng cũng không làm ông cảm thấy buồn bã. Lâu lắm mới có vài người bạn ghé thăm ông Triệu trà nước. Đó là ông Sáu Già, ông Năm Sơn... họ đều là những ngư dân bám rừng, bám sông mưu sinh như ông Triệu.

43 cái tết

Không khí tết ở rừng vốn không khác gì ngày thường. Trên chiếc ghe ọp ẹp, ông Triệu rước ông táo, đốt vàng mã, cúng giao thừa… “Tết của mọi người sao tui y chang vậy hà. Chỉ có điều cúng kiếng một mình, ăn uống cùng vài ba ngư dân quanh đây thôi”, ông Triệu chia sẻ.

“Sao không lên bờ tề tựu với con cái cho vui?”, tôi hỏi. Ông Triệu cười nhẹ tênh: “43 năm sống ở rừng là 43 năm tui ăn tết trong rừng. Cuộc sống vốn quen từng gốc đước ngọn bần nên lên bờ tui mới... buồn đó”. Trong 3 ngày tết, con cháu ra sức “vận động” ông lên bờ để cả nhà đông vui nhưng ông không chịu.

“Đám tiệc con cháu cha mới lên bờ uống ly rượu mừng rồi sau đó tức tốc trở lại ghe. Tết nhất cha ở miết dưới ấy chứ hông chịu lên”, anh Đặng Thành Phát (38 tuổi), một trong 5 người con của ông Triệu, cho biết.

Trước giờ, ông Triệu luôn có vợ - bà Nguyễn Thị Ngọc Vân (70 tuổi) đồng hành trên ghe. Mà mấy tháng nay sức khỏe bà yếu nên ông thuyết phục thành công vợ lên bờ sống cùng đứa con gái.

Ngày ngày, bà Vân từ trên bờ gọi điện thoại cho chồng, hỏi đủ thứ: từ chuyện cơm nước, tôm cá... khiến chiếc ghe lắm lúc cũng rộn tiếng cười nói. “Từng tuổi này tui vẫn khỏe lắm nghen. Chắc ngày nào cũng kéo lưới đáy nên tui mới được vậy”, ông Triệu “khoe” sức khỏe rồi nói tết này là năm đầu tiên không có vợ bên cạnh. Nhưng chỉ cần mọi người bình an, với ông đó mới là mùa xuân có nhiều niềm vui, hạnh phúc nhất...

Trác Rin (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).