Hiểm nguy rình rập vùng quê chuyên làm nghề săn rắn độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vì cuộc sống mưu sinh, gần 3 chục năm nay, người dân làng Xuân Tiêu, xã Hợp Thành, Yên Thành đã bất chấp hiểm nguy rình rập để cùng nhau đeo đuổi nghề săn rắn độc. Bị tận diệt, loài bò sát này đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Nghệ An.
Soi lươn, soi cá đến săn rắn độc
Làng Xuân Tiêu giống như một ốc đảo nhỏ, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng không mông quạnh. Hỏi thăm nhà ông “K. rắn độc”, tức ông Phan Văn K. hầu như người dân địa phương ai ai cũng biết. Ngôi nhà ngoảnh mặt ra dòng kênh Vách Nam xanh lộng gió.
 
Bất kỳ ai là người dân Xuân Tiêu cũng có thể làm nghề săn rắn, lươn, ếch và cá nước ngọt
Ông K. mới ngoài 50 tuổi nhưng tóc đã đốm bạc. Khuôn mặt hiền từ hiện lên nhiều nếp nhăn nheo, làn da hơi sạm đen vì sương gió. Góc sân gạch là để đồ nghề của ông K. dùng để làm nghề săn đêm (tức săn rắn độc, soi lươn, bắt cá vào buổi tối).
Ông K. chỉ tay vào từng dụng cụ cho biết: “Đây là cái nơm để úp cá, đây là cái oi (giỏ) để đựng, đây là cái vợt bắt chim, đây là cái kìm được làm bằng sắt để bắt rắn, bắt lươn, đây là chiếc đèn pha để rọi đường, và đây là hạt “đậu Lào” dùng để hút nọc độc mỗi khi bị rắn cắm…”

Nhà ông K. có 4 anh em trai, hầu hết đều làm nghề này từ nhỏ.

Gia đình ông sống dựa vào cái nghề soi lưon, bắt cá ban đêm là chủ yếu. Lấy vợ năm 1978, hai ông bà ra ở riêng chỉ có túp lều tranh nho nhỏ. Nhờ nghề săn rắn độc, soi lươn, soi cá …nay không những có nhà cao cửa rộng mà ông bà còn nuôi 6 người con học hết cấp ba, trong số đó có đứa đã tốt nghiệp đại học, đứa cao đẳng, đứa trung cấp, dạy nghề…
Sau năm 1992 đến nay, ông K chuyển sang làm nghề săn rắn độc. Trước đây chưa có người về làng mua rắn độc, ông K. và bà con trong làng chỉ biết soi lươn, soi cá, soi ếch…đưa ra chợ bán. Từ năm 1992 tới nay, mới bắt đầu có mối từ nơi khác về đặt mua rắn để xuất sang Trung Quốc.  
Bất chấp hiểm nguy
Nếu tính chặng đường hơn 30 năm soi lươn, bắt cá và săn rắn độc thì quãng đường đi bộ của ông có khi cũng bằng từ Việt Nam sang Nga.
Không phải đêm nào cũng bắt được rắn. Cái nghề này có lúc một bữa chài mười bữa phơi. Đêm nào may mắn thì phát hiện và bắt được vài ba con, trọng lượng khoảng 0,5 đến 0,7kg. Có khi đi cả tuần mà chẳng thấy bóng dáng con rắn nào.
Nguy hiểm nhất là khi phát hiện các loài rắn hổ mang. Vừa rọi đèn pha vào là chúng lao thẳng hướng ngọn đèn, nếu không cẩn thận rất dễ bị rắn tấn công.
Không ít lần phát hiện rắn hổ mang gió, chưa kịp bắt thì đã thấy rắn dựng ngược đầu lên, hai má rắn phình ra, mắt long lanh, chớp chớp liên tục, sau đó nọc rắn thè ra dài và miệng rắn phịt ra luồng gió.
Khi đó phải rọi đèn thẳng vào mắt rắn để cho nó bị chói sáng, rồi nhanh chóng dùng kìm bọp cổ rắn ngay lập thức nếu không loài rắn này chạy rất nhanh.
Sau đó dùng tay trái bóp cổ rắn thay kìm, tay phải nhanh chóng lấy kim chỉ khâu miệng rắn lại để bỏ vào bao.Trong khi khâu, nếu không bình tĩnh và cẩn trọng rất dễ vướng vào răng và nọc độc của rắn; hoặc bị rắn dẫy dụa tuột khỏi tay.
Ông K. không biết tổng số rắn mình săn được là bao nhiêu nhưng ông cho biết phải bắt đến hàng nghìn con rắn độc và hàng tạ rùa nước, ếch.
Thu nhập chính bằng nghề săn rắn độc, ông K. không những nuôi được 6 người con ăn học nên người mà còn xây dựng được nhà cửa khang trang, tậu được xe máy đẹp.
Nay tuổi đã dần về già, ông truyền nghề lại cho con cháu lớp trẻ trong làng tiếp tục mưu sinh với nghề săn rắn, soi lươn, soi ếch ở quê nhà… Còn ông đưa cả bà vợ vào miền Nam sinh sống cùng con trai cả lúc tuổi đã bước sang nửa xế chiều.  
Săn đêm
Một thợ rắn độc cho biết, muốn làm nghề săn rắn độc rất đơn giản, chỉ cần bỏ kinh phí khoảng 300 nghìn đồng để mua một chiếc đèn pha, chất liệu bằng đồng, cháy bằng đất đèn, chiếc kìm tự tạo được làm bằng sắt, cái giỏ, bao bì bằng vải, rồi cây kim, sợi chỉ và con dao nhỏ hỗ trợ là có thể đi săn thâu đêm.
Trước và sau tết âm lịch, đêm nào người dân làng Xuân Tiêu cũng đỏ đèn, í ới gọi nhau đi tìm rắn độc. Có hôm, đứng đầu cổng làng, nhìn lên cánh đồng dài rộng hàng chục cây số, thấy đèn pha rọi chi chít.
Khi dần về khuya, các thợ săn mới tản ra. Người đi vào làng mạc của các xã khác, người tiến ra dọc con đê kênh Vách Nam, người đi vào khu nghĩa địa… và cứ thế đi tìm vận may gặp rắn độc.
 
Loài rắn cặp nong rất độc nhưng người dân Xuân Tiêu thường xuyên bắt được
Khoảng 4 đến 5 giờ sáng, khi ấy mới thấy cánh thợ săn mệt mỏi quay về. Một người dân tiết lộ, mùa săn rắn độc chủ yếu từ cuối tháng chín âm lịch đến đầu tháng hai âm lịch.
Lúc này ruộng đồng đã được thu hoạch nên rắn thường hay bám theo bờ ruộng, vì thế khi đi săn rất dễ phát hiện và dễ bắt. Có hai loài rắn độc thường xuyên bắt được đó là rắn cặp nong (khoang vàng khoang đen) và cặp nia (khoang trắng khoang đen). Hai loài rắn này sinh sản và phát triển nhanh. Đặc biệt, đối với loài rắn cặp nong (khoang vàng, khoang đen) còn rất hiền, chỉ trừ khi người ta dẫm lên lưng rắn nó mới cắc.
Không ít người dân làng Xuân Tiêu đã bị rắn độc tấn công, nhưng gần đây họ không còn sợ nữa. Anh Tuấn, một người dân Xuân Tiêu tiết lộ, trong vùng có một người đàn ông tên là Thục, quê ở Hợp Thành đi bộ đội về hưu có một số hạt đậu hút nọc độc.
Sở dĩ có loại hạt đậu này là vì trước đây ông Thục thường xuyên đi công tác ở nước bạn Lào.
Một lần tình cờ phát hiện có loại hạt đậu chữa rắn cắn (hạt đậu to gần bằng quả bàng, màu nâu, cứng) ông Thục đã mang rất nhiều hạt này về quê lúa Yên Thành. Dân trong vùng gọi là “hạt đậu Lào”.
Để hút nọc độc mỗi khi bị rắn tấn công, trước hết là lấy hạt đậu đó chẻ tư hoặc chẻ đôi ra làm hai nửa. Lấy kim chích vào chỗ bị rắn độc cắn cho máu phun ra, sau đó lấy hạt đậu Lào đắp vào. Nếu đúng nọc rắn độc thì hạt đậu sẽ mắc cứng vào chân. Khi nào hạt đậu hút hết nọc độc trong cơ thể con người, khi ấy hạt đậu mới tự nhả ra.
Còn nếu không phải nọc rắn độc thì hạt đậu chẳng dính vào chỗ vết thương. Nếu muốn sử dụng hạt đậu đã qua sử dụng một lần nữa thì chỉ cần ngâm hạt đậu đó vào bát nước vo gạo trong 24 tiếng đồng hồ.
Nói rồi, anh An nhẩm tính, trong làng Xuân Tiêu đã từng có hàng chục người bị rắn độc tấn công, nào là anh Quang, chị Phương, chị Hiệp, anh Tuấn, anh Trường,ông Lạc… nhưng nhờ hạt đậu này đã giúp mọi người người thoát khỏi “tử thần”.  
Đường dây buôn rắn độc
Buổi sáng, khi sương mù mùa đông còn dày đặc. Một số người ở nơi khác đã vào làng Xuân Tiêu gõ cửa từng nhà mua hàng. Những người đi mua lươn, rắn thường được dân địa phương gọi là “lơ”.
 
Một em bé làng Xuân Tiêu hôm nay mô tả lại hình ảnh dụng cụ bố mình làm nghề săn rắn
Người dân ở đây cho biết, người mua lươn thì bà con gọi là “lơ lươn”, mua rắn thì gọi là “lơ rắn”. Một người dân giải thích thêm, “lơ” có nghĩa là từ dùng chỉ những người đi mua hàng lẻ, sau đó về bán cho các “nậu” to hơn. Tôi từng theo chân một “lơ” tên Toàn (quê Hợp Thành, Yên Thành) mới biết, lâu nay ở huyện lúa Yên Thành rất nhiều “nậu” mua lươn, rắn về tập tập kết một mối.
Đối với lươn, các “lơ” mua gom xong chủ yếu tập trung về cho các “nậu” ở xã Long Thành, Phú Thành, Phúc Thành và Đô Thành.... Sau đó các “nậu” tiếp tục chuyển tới TP Vinh, Hà Nội nhập cho các nhà hàng lớn để chế biến làm món ăn đặc sản từ lươn.
Còn rắn độc, trước đây các “lơ” gom hàng xong chủ yếu đưa về tập trung ở hai “nậu” tên có tên là C. và Th., quê Phú Thành, Yên Thành.
Từ đây, hai nậu này tiếp tục tuồn lên ôtô chở ra tỉnh Bắc Giang nhập cho các “nậu” lớn hơn, sau đó tìm mối đưa hàng qua Trung Quốc.

Thời gian gần đây rắn độc không còn như trước nữa nên các “nậu” mua rắn vắng bóng dần. Nay loài rắn độc đã bị tận diệt thì bà con làng Xuân Tiêu tiếp tục quay trở lại kiếm sống bằng nghề soi lươn. Vì thế, các “lơ” rắn đã thưa dần, còn “lơ lươn” thì sáng nào chưa kịp mở mắt bà con đã thấy họ vào làng Xuân Tiêu hỏi mua. Nhất là thời điểm cuối và đầu năm âm lịch.

Phan Sáng (Nông Nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.