Ngôi làng cô độc "bốn không" bên bờ hồ thủy điện A Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cảnh sắc bên lòng hồ thủy điện A Vương. Ảnh: Đ.V
Cảnh sắc bên lòng hồ thủy điện A Vương. Ảnh: Đ.V
Năm 2003, thủy điện A Vương được xây dựng, thôn Z'lao thuộc xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bỗng chốc bị biệt lập mỗi khi nước dâng. Từ ấy, thôn Z'lao trở thành thôn "bốn không".
Thôn “bốn không”
Đến thôn Z’lao vào một buổi chiều tà đầu tháng 11, con đường độc đạo dẫn vào thôn với cảnh vật như đẹp như tranh vẽ, một bên là bờ sông xanh ngắt, một bên là sườn núi đầy ắp những bụi trúc và những hồn lau đong đưa theo làn gió lạnh, khung cảnh quá đỗi thanh bình..
Cảnh sắc bên dòng sông A Vương mùa nước cạn. Ảnh: Đ.V
Cảnh sắc bên dòng sông A Vương mùa nước cạn. Ảnh: Đ.V
Nhưng trái ngược với cảnh sắc trời vật, để vào tận thôn phải vượt qua lối đi bộ chông chênh đầy đá sắc nhọn và cách mặt hồ thủy điện A Vương áng chừng gần 10 mét nước.
“Bữa nay còn đi bộ vào đây được. Ít hôm nước dâng, muốn vào Z’lao chỉ có ngồi thuyền độc mộc” - đó là câu nói đầu tiên khi gặp tôi của ông Bríu Le - nguyên Chủ tịch UBND xã Dang.
Tháng 8.2003, thủy điện A Vương được xây dựng và đến tháng 12.2008 thì hoàn thành. Cũng từ đó, thôn Z’lao bỗng chốc trở thành thôn “bốn không”: “Không mặt bằng, không đường, không trường, không điện”.
Con đường bộ dẫn vào thôn Z'lao. Ảnh: Đ.V
Con đường bộ dẫn vào thôn Z'lao. Ảnh: Đ.V
Ngày trước, vị trí của thôn nằm sát chân núi, giao thông đi lại dễ dàng. Từ ngày xây dựng, quá trình tích nước đã làm mức nước sông A Vương tăng đột biến, Z’lao bắt buộc phải di dời lên vị trí giữa sườn núi như hiện nay.
“Khó khăn nhất của người dân thôn Z’lao là giao thông. Khi nước hồ A Vương cạn thì không sao. Hễ khi nước đầy, thôn bị cô lập hoàn toàn. Muốn vào thôn chỉ có ngồi thuyền độc mộc.
Khi ra ngoài hoặc đi làm rẫy về, gặp khi nước mặt hồ nổi sóng, không một ai dám chèo vì chắc chắn thuyền sẽ bị lật. Bà con đành phải trở lên các nhà Dzuông (mái chòi dựng lên để nghỉ lại trưa khi đi làm rẫy) để ngủ lại” – ông Le nói.
Ông Bríu Le (thứ hai-từ trái qua). Ảnh: Đ.V
Ông Bríu Le (thứ hai-từ trái qua). Ảnh: Đ.V
“Mỗi lẫn trong thôn có phụ nữ chuyển dạ. Các thanh niên đặt sản phụ lên võng rồi khiêng ra trạm y tế. Đường thì hẹp lại còn đầy đá, gặp trời nắng thì đỡ chứ trời mưa khó khăn đủ thứ. Có khi chưa đến nơi, sản phụ “vượt cạn” ngay bên đường…” – ông Le rưng rưng.
Bên thủy điện… nhưng không có điện
Mong mỏi lớn nhất của người dân thôn Z’lao là có được điện lưới quốc gia để sử dụng. Bởi lẽ, dù thôn nằm bên cạnh thủy điện lớn thứ hai của tỉnh Quảng Nam mà hơn 40 năm sau ngày giải phóng vẫn chìm trong bóng tối. Nguồn sáng duy nhất của cả thôn là những chiếc thủy luân (tuabin nước) đặt ở bên bờ suối.
Thôn Z'lao thuộc xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đ.V
Thôn Z'lao thuộc xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đ.V
Tết Mậu Tuất vừa qua, huyện Tây Giang hỗ trợ cho thôn Z’lao 10 chiếc thủy luân để người dân đón Tết. Nhưng vào mùa mưa hay có lũ quét, người dân không thể dùng được các máy thủy luân này” – anh Bríu Cành – Bí thư thôn Z’lao – nói.
Mặt bằng của thôn Z’lao đang được UBND huyện Tây Giang cho san lấp, nhưng không biết phải mất bao lâu người dân có thể di dời đến nơi ở mới và có điện lưới quốc gia để sử dụng, dù hiện nay, họ đang ở rất gần với nơi cấp phát điện – thủy điện A Vương… 
Đỗ Vạn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.