Theo chân thợ săn đặc sản là 'biệt dược phòng the'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn, thế nhưng 'mùa' đào bắt đặc sản sùng đất thu hút khá nhiều người dân các xã Hành Tín Đông, xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành), TP Quảng Ngãi và một số vùng lân cận.

 

 Thành quả
Thành quả



Mùa đào sùng hàng năm ở đây bắt đầu vào khoảng tháng 9, khi những đám đất trồng củ mì (sắn) đã được thu hoạch xong... và kéo dài đến gần hết tháng 11, thời điểm người dân canh tác trở lại thì chấm dứt.
 

Đào bắt sùng đất ở Nghĩa Hành - Ảnh Ng. Ngọc
Đào bắt sùng đất ở Nghĩa Hành - Ảnh Ng. Ngọc



Khác với vẻ ngoài xấu xí, sần sùi nhìn hơi “ghê”, món sùng đất nướng lại rất ngon và bổ dưỡng. Dù cùng loại, thế nhưng không như giống ở những nơi khác, sùng đất ở đây chỉ ăn rễ và củ mì (sắn), nên rất sạch.

 

 Hang ổ của sùng đất - ảnh Ng. Ngọc
Hang ổ của sùng đất - ảnh Ng. Ngọc



Hàng ngày, những người đào sùng đất thường bắt đầu từ khoảng 6 giờ đến 10 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ. Dụng cụ đào sùng rất đơn giản chỉ 1 cây cuốc và một cái xô. Không như những con vật khác, sùng đất đào bắt được người dân bỏ ngay vào xô có đựng nước mang theo để giúp sùng không bị đổi màu, khô nước bên trong con sùng.
 

"Chiến lợi phẩm" - Ảnh Ng. Ngọc
"Chiến lợi phẩm" - Ảnh Ng. Ngọc




Anh Nguyễn Quốc Huy (45 tuổi, ở xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành, cho biết mỗi ngày anh đào được khoảng 1-1,5kg, chủ yếu là đem về nhà để thưởng thức và nhâm nhi cùng với bạn bè. Trong khi món này rất “hút hàng” tại các quán ăn quán nhậu, nhưng không có đủ để bán.

Theo chị Lê Thị Hà (36 tuổi, ở xã Hành Tín Đông), cách chế biến món sùng đất khá đơn giản: Ngắt phần đuôi và tuốt bỏ ruột, sau đó rửa sạch và chế biến thành nhiều món khác nhau. Như sùng nướng lá lốt, sùng tẩm bột để chiên, luộc, xào... Nhưng ngon nhất vẫn là món sùng đất nướng và chấm muối ớt.


 

 Thông tin truyền miệng về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại khiến đặc sản sùng đất không đủ để cung cấp ra thị trường - ảnh Ng. Ngọc
Thông tin truyền miệng về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại khiến đặc sản sùng đất không đủ để cung cấp ra thị trường - ảnh Ng. Ngọc



Sự khác lạ cùng với những hương vị dai, thơm, ngon, ngọt và béo ngậy của món sùng đất nướng, không chỉ làm mê hoặc các dân nhậu, mà cả những người sành ăn khó tính. Đặc biệt khi từ lâu trong dân gian đồn thổi về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại.

Ngoài sử dụng để chế biến làm thức ăn trong gia đình, đặc sản sùng đất còn được người dân đào bán cho các quán nhậu để làm mồi nhậu với giá 200.000 đồng/kg.

Nguyễn Ngọc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.