Nước mắt Tà Dơ: Nhức nhối xóm 'nhiều không'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không biết chữ, không giấy tờ tùy thân, không hộ khẩu, không công ăn việc làm ổn định và không chồng, không vợ, đó là thực trạng nhức nhối tại xóm Việt kiều Campuchia ở Tà Dơ, Tân Thành, Tân Châu, Tây Ninh.
Cụ Mậu chồng chết sống một mình trong túp lều tạm bợ ẢNH: QUANG VIÊN
Cụ Mậu chồng chết sống một mình trong túp lều tạm bợ ẢNH: QUANG VIÊN
Không vợ, không chồng
Số hộ Việt kiều còn lại ở ấp Tà Dơ khoảng 157 hộ với trên dưới 1.000 nhân khẩu. Nhưng theo cụ Dương Thị Mậu thì gần 2/3 phụ nữ tại đây ở giá. “Chồng tôi chết ở Campuchia. Năm 2016 tôi muốn về đây để có chết thì chết trên quê hương mình. Nhưng mấy đứa con ở lại bên đó. Bây giờ tôi sống một mình”, cụ Mậu cho biết.
Để “chứng minh” chuyện phụ nữ Tà Dơ cũng ở giá nhiều, bà cụ 74 tuổi này đưa tôi đến nhà những người đàn bà góa bụa, hoặc làm mẹ đơn thân. Ngồi trên căn lều trống huơ trống hoác, bà Nguyễn Thị Đắc nói với xuống: “Tui cũng mất chồng mà còn đỡ vì có con trai. Chứ bà Mậu một thân một mình lại già yếu thì tội nghiệp quá”.
Rồi cụ Mậu đưa tôi đến một túp lều tạm bợ khác có 3 hộ gia đình với 8 nhân khẩu của mẹ con một người phụ nữ. Càng buồn hơn khi biết người mẹ đã chịu cảnh góa bụa, cô con gái lớn bị chồng bỏ theo vợ bé. Nỗi lòng “Gió đưa bụi chuối sau hè/Anh theo vợ bé bỏ bè con thơ” còn có chị Lê Thị Hạnh. Chồng chị về lại Campuchia rồi biệt tích luôn khi đứa con ra đời chưa được 4 tháng tuổi.
Cảnh gà trống nuôi con có anh Trần Văn Mười (42 tuổi). Hỏi chuyện, anh buồn rười rượi: “Vợ mất để lại cho anh ba đứa con. Thằng lớn nhất 18 tuổi theo tôi đi đánh cá từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Không có phụ nữ trong nhà vất vả thiệt”. Dù sao thì anh còn có con để hủ hỉ sớm hôm, chứ anh Trần Văn Mới (47 tuổi) còn đáng thương hơn. Theo anh chia sẻ thì vợ mất 17 năm, anh cũng có đứa con trai nhưng ở với nó thì ngại nên sống một mình.
Người dân ở đây cho biết, do cuộc sống thiếu thốn, khó khăn nên nhiều người vướng đủ thứ bệnh. Trong đó, có những bệnh cần có điều kiện chăm sóc y tế tốt như bệnh phổi, tim, tiểu đường. Tuy nhiên, vì làm không đủ ăn nên nhiều người phải tự chữa bệnh bằng các loại thuốc nam hoặc bằng phương pháp dân gian. Thậm chí, có người không tha thiết sống. Như cụ Mậu nói: “Tôi già rồi, sống một mình, chết cho gọn cũng được”.
Thất học, hai đứa trẻ này ở nhà vui đùa với ổ chó mới đẻ
Thất học, hai đứa trẻ này ở nhà vui đùa với ổ chó mới đẻ
Không giấy tờ tùy thân
Trưởng ấp Tà Dơ Nguyễn Văn Tha cho biết: Xóm Việt kiều Campuchia hình thành từ năm 2011. Lúc đó chỉ có khoảng trên dưới 20 hộ. Thời điểm “nóng” nhất Việt kiều Campuchia đổ về đây là từ 2016 đến nay. Số hộ Việt kiều hiện tại (kể cả khu tái định cư Đồng Kèn 2) khoảng 300 hộ. Điều đáng nói ở đây là hầu hết người dân đều chưa có giấy tờ tùy thân, hộ khẩu. Nhiều trẻ em không có giấy khai sinh.
Anh Đào Kim Hồng (1968) bức xúc: “Cha tôi về đây 12 năm rồi mà đến trước khi ổng chết muốn có chứng minh thư để nhìn một lần rồi nhắm mắt vậy mà cũng không có”. Không hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh khiến người dân gặp khó đủ đường. Người lớn đi làm thuê cũng khó. “Tôi muốn nhận hạt điều ở công ty để bóc vỏ kiếm tiền phụ chồng nuôi con mà mình không có giấy tờ gì họ đâu có cho nhận”, chị Lê Thị Lài thổ lộ. Nhiều thanh niên trong xóm muốn đi lên thị trấn, TP làm thuê, nhưng không có giấy tờ tùy thân cũng đành bó tay. Một số trẻ em sinh ra tại Campuchia theo ba mẹ về VN nên không có giấy khai sinh, đến trường đi học cũng không dễ.
Trẻ em ở Tà Dơ luôn khát khao được đến trường
Trẻ em ở Tà Dơ luôn khát khao được đến trường

Được biết, tháng 7.1016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ LĐ-TB-XH, Bộ GD-ĐT, Bộ Tư pháp làm việc với các địa phương có Việt kiều Campuchia sống như tỉnh Bình Phước và Tây Ninh để có giải pháp cụ thể lo cho dân, nhất là về các vấn đề quốc tịch, học hành... Vậy cớ sao, cho đến nay ở Tà Dơ vấn đề này vẫn còn là nỗi “mong đợi ngậm ngùi” của rất nhiều bà con?

Tôi hỏi trưởng ấp Tà Dơ Nguyễn Văn Tha thì anh tâm tư: “Tôi sống ở đây nên hiểu hết nguyện vọng tha thiết của bà con. Họ muốn có giấy tờ tùy thân, hộ khẩu hay khai sinh là chính đáng. Có những thứ đó, bà con mới có cơ hội làm ăn để dần dần thoát nghèo và trẻ em được đi học đàng hoàng. Nhưng cấp trên thì họ chiếu theo luật. Nói không lại đâu”.

Không biết chữ

Nói tiếng Việt rành rẽ, nhưng hầu hết người lớn và trẻ em ở đây không biết chữ. Cụ Lê Thị Hoàng cho biết: “Ông bà và cha mẹ sống bên Campuchia có ai được đi học đâu mà biết chữ. Sắp nhỏ lớn lên ở đó cũng mù chữ luôn vì không được đến trường. Về VN lại không có giấy khai sinh nên tiếp tục thất học hết”. Tôi hỏi 10 em nhỏ ở đây thì có 9 em nói mình không biết chữ. Nhưng tất cả các em khi nghe nói đi học thì mắt tròn xoe và cười vì thích. Một số cha mẹ cho biết, họ thực lòng ráng “hy sinh đời bố củng cố đời con” nên muốn con đi học. Nhưng chuyện không có hộ khẩu, giấy khai sinh cho con lại trở thành khó khăn.

Tương lai những đứa trẻ này rồi sẽ về đâu?
Tương lai những đứa trẻ này rồi sẽ về đâu?
Được biết, chính quyền địa phương có tổ chức lớp học phổ cập cho các em, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, may ra là xóa được mù chữ. Còn để các em tiếp tục học lên các cấp cao hơn thì vẫn bị cái giấy khai sinh “cản đường”.
Có một sự “lạ” mà bà con bức xúc kể: Trước đây có một thầy giáo tự nguyện đến dạy học và phát sách vở, dụng cụ miễn phí cho trẻ em, nhưng sau đó chính quyền địa phương không cho phép. Hôm ở Tà Dơ, cụ Lê Thị Hoàng còn cho tôi xem những cuốn sách, quyển vở được thầy giáo nọ tặng các em.
Nhìn bé Nghĩa, Hiền, Dũng, Lũng… cứ nhìn chăm chăm vào những con chữ, hình ảnh trên sách vở, tôi biết trẻ em ở nơi này khát chữ lắm. Tự dưng tôi nhớ đến những câu hát: Tuổi thơ em không một mái nhà/Tuổi thơ em không được đến trường/Tuổi thơ em bơ vơ đầu đường/Xin từng hạt cơm rơi... trong bài hát Dấu chấm hỏi của nhạc sĩ Thế Hiển mà nghe xốn xang trong lòng.
Quang Viên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.