Làng quê nơi cố Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ yên nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu đất dự kiến là nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại quê nhà xã Đông Mỹ (H.Thanh Trì, Hà Nội) có diện tích 1.100 m2, đã được đổ bê tông quây móng khang trang, từ trước khi ông qua đời.

 Khu đất được chọn làm nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã được lát nền gạch khang trang
Khu đất được chọn làm nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã được lát nền gạch khang trang



Ông Lê Tuấn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội), cho biết dù biết ai đến tuổi về già cũng phải về với tiên tổ, nhưng tin nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần khiến người dân ngậm ngùi, tiếc nuối.

Theo ông Minh, thông tin tình hình sức khoẻ của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn được lãnh đạo địa phương thường xuyên cập nhật. Khi còn công tác hay lúc đã về lưu, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân và địa phương.

Đều đặn mỗi dịp lễ, tết hay sinh nhật, mừng thọ, xã đều cử đại diện lên thăm hỏi, động viên và thông báo tình hình địa phương cho nguyên Tổng bí thư nghe.

Cũng theo ông Lê Tuấn Minh, cách đây khoảng 5 tháng, lãnh đạo địa phương đã được tiếp nhận tin thông báo về di nguyện của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cùng gia đình, dòng họ tại địa phương về việc ông sẽ yên nghỉ tại quê nhà sau khi qua đời.

Ngay lập tức, Đảng uỷ và UBND xã Đông Mỹ đã bắt tay vào công tác chuẩn bị đất. Sau nhiều lần bàn bạc, địa phương đã chọn khu đất đặt mộ phần của nguyên Tổng bí thư nằm ở thôn 1. “Khu đất có diện tích 1.100 m2, đúng với quy định của nhà nước, hiện tại chỉ quây móng, lát gạch cho sạch sẽ, còn sau này dự tính sẽ làm thêm nhà lưu niệm”, ông Minh nói.

Trong hai ngày vừa qua, theo thông báo của UBND xã Đông Mỹ, người dân khắp các xóm ngõ đã chủ động dọn dẹp vệ sinh, giữ đường làng sạch sẽ chờ đón người con ưu tú của quê hương trở về đất mẹ.

Dọc theo đường nhựa dẫn vào khu đất làm mộ, cây xanh hai bên đường cũng được tỉa bớt tán, cắt bớt cành chìa ra đường để chuẩn bị cho tang lễ trong những ngày tới.

Ông Nguyễn Duy Yên (62 tuổi), cháu ruột của cố Tổng bí thư Đỗ Mười, phụ trách trông coi bàn thờ tổ tiên tại quê nhà, cho biết theo đề xuất của gia đình với các cơ quan cấp trên, lễ truy điệu cố Tổng bí thư Đỗ Mười diễn ra trong sáng 6/10 và lễ an táng, hạ huyệt tổ chức vào chiều ngày 7/10; gia đình vẫn đang chờ có thông báo chính thức.

“Mỗi lần nói chuyện với con cháu, bác (nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười - PV) luôn đau đáu hướng về quê hương, nên nguyện vọng của gia đình, dòng họ chúng tôi thống nhất mong muốn được đưa bác về yên nghỉ nơi quê nhà, để cho con cháu, họ hàng thuận tiện hương hỏa, trông nom mộ phần”, ông Yên nói.


 

Khu đất rộng 1.100 m2 được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Khu đất rộng 1.100 m2 được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Đường vào khu mộ đã được đổ bê tông sạch sẽ
Đường vào khu mộ đã được đổ bê tông sạch sẽ
 Mộ phần cũng được xây cất ở vị trí chính giữa khu đất
Mộ phần cũng được xây cất ở vị trí chính giữa khu đất
Ông Nguyễn Duy Yên (bên phải) cùng anh em họ hàng kiểm tra các công việc cuối cùng ở khu đất sẽ an táng cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Ông Nguyễn Duy Yên (bên phải) cùng anh em họ hàng kiểm tra các công việc cuối cùng ở khu đất sẽ an táng cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Bên ngoài khu đất, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn
Bên ngoài khu đất, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn
Khu đất này nằm cạnh dòng kênh là một nhánh chảy ra sông Tô Lịch
Khu đất này nằm cạnh dòng kênh là một nhánh chảy ra sông Tô Lịch
Cây xanh dọc đường vào khu mộ được tỉa bớt cành cho các phương tiện thuận lợi di chuyển trong những ngày tổ chức tang lễ cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Cây xanh dọc đường vào khu mộ được tỉa bớt cành cho các phương tiện thuận lợi di chuyển trong những ngày tổ chức tang lễ cố Tổng bí thư Đỗ Mười


Phan Hậu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).