Người che chở chim trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
15 năm qua, ông Chín xem lũ chim trời như vật nuôi, chăm sóc cho chúng dù chẳng thu được nguồn lợi nào.
Đàn cò bay lượn trên khu vườn tre THANH DŨNG
Đàn cò bay lượn trên khu vườn tre. Ảnh: THANH DŨNG
Trồng tre giữ cò

"Tôi sẽ chặt bớt tre, quy hoạch khu cho cò đẻ. Đây là khu vực cấm không cho bất cứ ai vào để tạo yên tĩnh cho cò yên tâm đẻ, ấp trứng. Khi có cò con, cò bố mẹ sẽ không du cư nữa. Khi ấy, tôi sẽ làm khu du lịch cho du khách tham quan, xem như góp chút ít ỏi cho vùng này thêm khởi sắc, góp phần tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã"

Ông Lê Thanh Nghĩa


Ông Chín tên thật là Lê Thanh Nghĩa (62 tuổi, ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, H.Tân Hồng, Đồng Tháp), là chuyên viên kiêm thông dịch viên ở Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp, đã nghỉ hưu. Từ bé, ông hay nghĩ sau này lớn lên sẽ mua đất xây vườn cây cho chim trời tới ở. Lớn lên, có điều kiện, ông dành dụm tiền mua hơn
5 ha đất ở ấp Chiến Thắng trồng cây xanh. Đặc biệt, ông yêu thích màu xanh của cây tre nên 5 ha đất gần như trồng toàn tre với hơn 42 loại tre bản địa VN, tre giống từ Thái Lan, Campuchia. Trong khu rừng tre cá nhân lớn nhất miền Tây này, ông Chín còn trồng xen các cây thân gỗ như bạch đàn và cây ăn trái khác cùng các loại rau củ nhằm cải thiện.
Câu chuyện ông Chín trồng hàng ngàn cây tre và cưu mang chim cò người dân vùng này ai cũng biết. Vừa bảo tồn tre, vừa nuôi dưỡng đàn cò, ông chưa bao giờ toan tính lợi dụng nguồn lợi trời cho để kiếm tiền nên dân trong vùng cảm mến gọi ông là ông Chín “tre cò”. Mỗi khi có người ghẹo vui “công ông bắt tép nuôi cò” thì ông hề hề trả lời “cò ăn cò lớn cò vào vườn ông”. Lũ chim trời như cảm nhận được bảo bọc, chở che nên kéo đến làm tổ ngày càng đông.
Nhà ông Chín nằm cách mặt lộ lớn hơn 300 m, phía sau là vườn tre rộng 5 ha tỏa bóng mát quanh năm. Tháng 7 âm lịch, trời sa mưa liên tục cũng là lúc chim trời từ các nơi nườm nượp bay về vườn tre đậu oằn cành nhánh, đông nhất là cò trắng. Sáng sớm, bầy chim kêu oác oác, vỗ cánh bay tản kiếm ăn, chiều tà bay về tổ. Mấy cô y tá ở Trung tâm y tá xã Tân Hộ Cơ kể, thường vào buổi chiều tối, họ cùng trẻ em, người dân trong xã ngồi quán nước đầu đường trước nhà ông Chín thư giãn nhìn đàn cò con bay con đậu là là trên các ngọn tre, bạch đàn. Chim cò đậu nhiều quá nên nhìn cây như đang nở hoa trắng.
Ông Lê Thanh Nghĩa trong khu rừng tre cá nhân lớn nhất miền Tây. Ảnh: THANH DŨNG
Ông Lê Thanh Nghĩa trong khu rừng tre cá nhân lớn nhất miền Tây. Ảnh: THANH DŨNG
Trong vườn tre có cái ao lớn, ông Chín thả nhiều cá tép cho chim cò hội tụ kiếm ăn. Ông hóm hỉnh gọi nó là sân chim. Trong sân chim lúc nào cũng rộn ràng tiếng chim, nào là tiếng tu hú gọi bầy, tiếng cò quang quác, lũ gà nước lao xao, tiếng bìm bịp buồn buồn, lũ cồng cộc láo nháo quậy nước dưới ao giành mồi...
Ông nói mỗi khi không vui, đi ra sân chim dạo, ngắm đàn chim chao liệng, bay chấp chới là ưu phiền tan mất.
Dụ cò về ở
Ông Chín và chim cò gắn bó với nhau trên 15 năm nay. Ông nhớ, khoảng năm 2000, lúc hàng tre vừa trồng cao lên, có bầy cò đến trú ngụ với số lượng vài chục con rồi có lẽ thấy chốn mới êm đềm nên chúng gọi bầy kéo đến lên hàng trăm con. Mỗi ngày, đàn cò bay lượn, đậu chấp chới trên cây nên ai cũng nhìn thấy bóng cò. Rồi người dân và ngay cả người làm công của ông thấy cò nhiều nên vác súng tự chế, giàn ná bắn làm chúng kinh sợ bay mất.
Khu vườn tre chỉ còn tiếng gió lùa làm ông Chín thấy nhớ lũ cò kêu lao xao mỗi buổi chiều về. Lúc rảnh rỗi hầu chuyện với những cụ già trong vùng họ bảo ông ngày xưa vùng đất này tre mọc dày đặc nên cò chim ở đông nghịt, sau này người đến ở đông, rừng tre bị hạ lần hồi nên lũ chim trời mất chốn nương thân. Nghe lời các cụ, ông nhớ tới ước mơ hồi còn bé về một vườn chim, nay vườn tre nhà ông hội đủ điều kiện và chuyện cò từng đến ở là điềm tốt “đất lành chim đậu” nên ông quyết tâm bảo vệ đàn cò.
Ông Nghĩa đào ao thả cá, tép cho chim cò kiếm ăn
Ông Nghĩa đào ao thả cá, tép cho chim cò kiếm ăn
Nhưng khi ông ngóng mong thì lũ cò bay biệt dạng. Thế là ông cất công đi các nơi mua cò bị dính lưới về nhốt chúng trong vườn tre để dụ đồng loại. Khi lũ cò đã quyến luyến nơi ở mới, ông không nhốt nữa mà thả ra, lũ cò đồng loạt vỗ cánh bay đi nhưng chiều tối lại quay về nơi cũ. Cứ thế, mỗi khi nghe gió lào xào ông Chín lại ngóng, hy vọng cò về. Rồi lũ cò hoang về thật. Những ngày đầu, chúng “lịch sự” đi hay đến im ru, được chừng mấy ngày thấy không bị săn bắt hay xua đuổi nên chúng kêu gọi đồng loại đến. Ông Chín nói: “Thiên nhiên thật kỳ diệu, không biết chúng truyền dẫn thế nào mà lũ cò từ bốn phương cứ bay ào ào đến. Giống như có sự cộng sinh, chim cò đến ở, vườn cây cũng xanh tốt theo”.
Giữ chân cò đẻ
Rồi bầy cò lên đến hàng chục ngàn con, vườn tre không còn đủ chỗ nên cò phải đậu chồm ra hàng bạch đàn, rặng tre hàng xóm.
Rồi người ta hay tin mò tới săn cò, ông Chín phải năn nỉ đừng bắn phá cò, đất lành chim đậu. Ông còn lý giải cò bắt côn trùng gây hại mùa màng nên chúng có ích sao nỡ săn. Nói chuyện tình cảm nên dần dần những người săn trộm động lòng. Ông nói: “Tôi giữ cò cả chục năm chưa bắt con nào tư lợi nên họ mới nể, chứ không thì...”. Bây giờ, người dân địa phương cùng ông bảo vệ đàn cò, có kẻ lạ đến săn họ gọi điện thoại báo.
Vườn tre của ông Nghĩa
Vườn tre của ông Nghĩa
Nhưng bầy cò đến rồi lại đi. Tháng 7 chúng đến ở khoảng tháng 3, tháng 4 năm sau kéo nhau đi gần hết. Chỉ còn lũ cồng cộc, tu hú, gà nước, bìm bịp và bầy cò nhỏ hàng trăm con cứ sống quanh quẩn bên sân chim. “Tôi sẽ chặt bớt tre, quy hoạch khu cho cò đẻ. Đây là khu vực cấm không cho bất cứ ai vào để tạo yên tĩnh cho cò yên tâm đẻ, ấp trứng. Khi có cò con, cò bố mẹ sẽ không du cư nữa. Khi ấy, tôi sẽ làm khu du lịch cho du khách tham quan, xem như góp chút ít ỏi cho vùng này thêm khởi sắc, góp phần tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã”, ông Chín nói.
Cò về đông đúc . ẢNH:THANH DŨNG
Cò về đông đúc . ẢNH:THANH DŨNG
Nhưng như vậy rất tốn kém và mất nhiều công sức? Ông cười khà khà, giờ vườn tre đã cho thu nhập dư dả từ măng rồi chưa kể thu hoạch từ cây ăn trái, rau củ nên tuổi già thảnh thơi vui thú. Tiếng cò kêu, chim hót gợi bao dĩ vãng êm đềm tuổi ấu thơ cũng như niềm vui khi thực hiện được ước mơ thời bé mà không phải ai muốn cũng làm được.
Thanh Dũng (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê bất tận với billiards

Niềm đam mê bất tận với billiards

Hành trình chinh phục ngôi vô địch đồng đội thế giới 2024 nội dung carom 3 băng của “cặp bài trùng” Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã đưa người hâm mộ billiards trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có cả sự hồi hộp, nghẹt thở đến vỡ òa hạnh phúc.
Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.