Đến hồ Kẻ Gỗ thăm đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã rất nhiều lần đến xứ Nghệ, nhưng gần đây tôi mới được các đồng nghiệp cũ ở Báo Hà Tĩnh đưa đến nơi mà người bản địa coi là “chốn bồng lai tiên cảnh”-hồ Kẻ Gỗ.
Tôi biết đến nơi này là nhờ ca khúc “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Ấy là những năm 1978-1979, khi tôi còn học ở Trường Sĩ quan Cơ yếu Xuân Hòa (tỉnh Vĩnh Phúc). Tại đây có nhiều học viên quê Nghệ Tĩnh, các bạn rất tự hào về xứ Nghệ vốn có bề dày truyền thống trong đấu tranh chống xâm lược, xây dựng, cải tạo quê hương sau ngày thống nhất đất nước. Những ca khúc về Nghệ Tĩnh luôn được các bạn cùng lớp truyền bá, vì thế mà tôi đã từng thuộc “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” với... “Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam rọi núi Hồng/Bạn về theo bạn đào núi ngăn sông...”. Yêu bài hát, yêu luôn xứ và người ở đấy.
 Đường lên đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Đ.M.P
Đường lên đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Đ.M.P
Trong hồi ký “Xứ Đông Dương” của tác giả Paul Doumer (Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902) có đoạn nói về vùng đất Bắc miền Trung khô cằn sỏi đá, nắng thì hạn, mưa thì lũ lụt; người dân luôn khó khổ, đói kém, có năm nhiều người chết vì đói, vì dịch bệnh tràn lan. Theo tác giả hồi ký, muốn cải thiện cuộc sống cho người dân ở vùng đất này, chỉ có cách mở rộng giao thương, làm đường sắt ra Bắc vào Nam và… tìm cách ngăn lũ, chống hạn. Có lẽ vì thế mà từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ trước, người Pháp đã lập đồ án xây dựng hệ thống thủy nông, mà đập chính là ngăn con sông Rào Cái, tạo hồ chứa tự nhiên-Kẻ Gỗ. Thế rồi chiến tranh liên miên, công việc xây hồ đắp đập của người Pháp bị đình trệ. Đến sau ngày đất nước thống nhất, các nhà thủy lợi của ta mới bắt tay vào tiếp tục công cuộc chinh phục sông Rào Cái, tạo nên một công trình đại thủy nông với sức chứa gần 350 triệu m3 nước, tưới cho trên 17.000 ha cây trồng trên địa bàn của các huyện trọng điểm của vùng hạn là Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê...
Công trình hồ chứa nước Kẻ Gỗ, theo như chúng tôi biết, là một trong những công trình đại thủy nông được Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngày 26-3-1976, công trình được chính thức khởi công. Cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã nhiều lần đến công trường thăm hỏi, động viên hàng vạn cán bộ, công nhân tích cực lao động, không quản ngại ngày đêm, mưa nắng, thời tiết khắc nghiệt của vùng “đất lửa” này. Và vì thế mà công trình đại thủy nông hồ Kẻ Gỗ, chỉ trong 4 năm thi công, đã hoàn thành và đưa vào khai thác (26-3-1980). Hồ Kẻ Gỗ chỉ cách TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) chừng 70 km về phía Nam, cách TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cũng chỉ có 20 km, do vậy đường đến nơi “tiên cảnh” này rất thuận lợi cho tất cả các loại phương tiện đường bộ. 
Các bạn đồng nghiệp Hà Tĩnh đưa tôi đến Kẻ Gỗ từ đường Hà Huy Tập (TP. Hà Tĩnh) theo quốc lộ 1A về phía Nam, đến Cẩm Bình thì rẽ phải, chạy “một hơi” thôi là hồ Kẻ Gỗ đã hiện ra trước mắt. Vì vậy, du khách dễ dàng đến với Kẻ Gỗ để đắm mình trong không khí trong lành, mát rượi; nhất là mùa hè nóng bức và ồn ã nơi thị thành, người ta càng năng về Kẻ Gỗ. Đặc biệt hơn thế, đến hồ Kẻ Gỗ, nếu có dịp ta hãy tản bộ trên cây cầu dài 132 m bắc từ bờ ra đảo cụ Lê Duẩn uốn lượn vòng cung trên mặt hồ trong xanh, in bóng rừng, bóng núi, bóng mây trời và cả bóng của chính mình. Ở hòn đảo nhỏ này, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng có lần nghỉ qua đêm khi ông về thăm và chỉ đạo, kiểm tra, động viên cán bộ, công nhân, người lao động nơi công trường xây dựng hồ Kẻ Gỗ năm xưa nên người sở tại lấy tên của cố Tổng Bí thư đặt tên cho hòn đảo. Để tỏ lòng thành kính và tri ân công lao to lớn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhân dịp kỷ niệm 180 năm Ngày thành lập Hà Tĩnh, ngày 19-5-2011, tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và sau đó 3 năm thì công trình hoàn thành. Đây là địa chỉ văn hóa-tâm linh, giúp nhân dân Hà Tĩnh nói riêng và du khách thập phương khi đến hồ Kẻ Gỗ có điều kiện thắp nén hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên vùng đất này.
Nếu ai đó đã một lần đến Hà Tĩnh mà không ghé tham quan hồ Kẻ Gỗ, vãn cảnh khu đồi có đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn-người đã có công lớn trong việc biến một vùng đất khô cằn sỏi đá thành bạt ngàn những ruộng lúa, nương ngô, giúp cho hàng vạn người dân thoát nghèo, có cuộc sống ấm no như ngày nay trên vùng đất khát xứ Nghệ-thì đó là một điều thật đáng tiếc. 
Đoàn Minh Phụng

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).