Vỡ mộng "cơn lốc vàng đen" titan (*): Tan hoang thắng cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng ở Bình Thuận có nguy cơ bị xóa sổ bởi các mỏ titan.
Từng khấp khởi vui mừng khi thấy các mỏ titan đưa vào khai thác nhưng hiện nay nhiều thanh niên địa phương từng làm công trong các mỏ tuyến quặng thất vọng não nề. Không phải vì thù lao họ nhận quá ít ỏi so với công sức bỏ ra mà đất đai vườn tược, hoa màu của gia đình, người thân họ bị tàn phá nặng bởi "cơn lốc titan".
Thôi làm công nhân, làm dân cũng khổ

Chỉ cho chúng tôi xem vườn xoài đang vào mùa ra trái nhưng cây nào cũng xơ xác lá, chẳng thấy quả đâu, anh Th. có nhà cách không xa một mỏ titan ở khu vực Thiện Ái (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) chỉ biết thở dài: "Nước từ các mỏ khai thác titan chảy ra gây ngập úng nên vườn xoài nhà tôi suýt chết. Từ khi bị ngập nước nhiễm mặn, xoài chẳng cho trái, nguồn thu của gia đình coi như không còn".

Suối Tiên - thắng cảnh của Bình Thuận có nguy cơ bị xóa sổ bởi các mỏ khai thác titan
Suối Tiên - thắng cảnh của Bình Thuận có nguy cơ bị xóa sổ bởi các mỏ khai thác titan
Từng làm công nhân cho một mỏ titan nên anh Th. trải qua những vất vả và hiểm nguy của người khai thác mỏ. Anh Th. cho biết: "Mấy năm trước, khi các công ty khai thác titan đồng loạt tuyển công nhân, anh em ai cũng mừng vì nghĩ có việc làm, đời sống sẽ dần cải thiện. Nhưng làm được một thời gian, tôi nhận thấy những hiểm nguy bệnh tật đang chờ chúng tôi vì bữa ăn nào khay cơm cũng trộn đầy bụi nhỏ li ti. Nghe nói trong mỏ còn có chất phóng xạ nên càng sợ hơn và nhiều người đành phải bỏ làm". Chỉ về phía những đồi cát hoang tàn ven biển, anh Th. nuối tiếc: "Lúc trước những đồi cát vàng này đẹp lắm, dân Sài Gòn ra đây chụp hình rất nhiều. Giờ thì tan tành hết".
Một kỹ sư từng công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết theo quy định, chủ đầu tư phải tái tạo môi trường, hoàn thổ cho những khu vực đã hoàn tất việc khai thác mới tiến hành khai thác các khu khác. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, những khu vực đã đóng mỏ xơ xác, hoang tàn. Tại khu vực ven biển thuộc địa bàn TP Phan Thiết, những dãy bạch dương được trồng nhằm phục hồi môi trường đều bị chết khô. Thậm chí có cây còn lộ ra những bịch bọc bộ rễ, chứng tỏ cây không thể phát triển trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Dù bức xúc về tình rạng khai thác titan tàn phá môi trường nhưng nhiều người dân địa phương lại lo sợ không dám ra mặt phản ánh sự việc với cơ quan chức năng vì sợ bị trả thù. Ông Trần Hữu Bình (93 tuổi, có 70 tuổi Đảng) - một trong những người lên tiếng mạnh mẽ về những thiệt hại do các mỏ khai thác titan ở Bình Thuận, cho biết ông cũng chịu nhiều áp lực sau khi lên tiếng phản đối việc khai thác titan gây hại đến môi trường. "Nhiều người khuyên tôi thôi đừng đề cập các mỏ khai thác titan nữa. Nhưng bà con ngại đụng chạm nên nhờ cậy mình mà mình không lên tiếng thì không được. Tôi phản ánh chuyện này cũng chỉ mong muốn các mỏ khai thác titan được đánh giá đầy đủ về những hậu quả mà nó gây ra để có hướng xử lý " - ông Bình bày tỏ.
Ngành du lịch lâm nguy
Vào những ngày đầu tháng 8-2018, khi chúng tôi đến khu vực Suối Tiên (một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Bình Thuận), nơi này vẫn thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày. Tuy nhiên, dòng suối lại có màu nâu đỏ và đang có dấu hiệu cạn dần. Hai bên suối nhiều đoạn bị sạt lở, thu hẹp cũng làm cho cảnh quan mất đi vẻ thơ mộng vốn có. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu các mỏ khai thác titan tiếp tục sử dụng nước ngầm như hiện nay thì Suối Tiên sẽ biến mất trong lai không xa.
Tương tự, Bàu Trắng được ví là hồ nước ngọt quý giá của Bình Thuận cũng được các chuyên gia cảnh báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng khai thác titan vô tội vạ. Nếu không có phương án bảo vệ nguồn nước ngọt quý hiếm này thì đến một lúc nào đó Bình Thuận sẽ rơi vào cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng và thiệt hại sẽ rất nặng nề.
Ông Nguyễn Toàn Thiện, đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận, cho biết những hệ lụy do các mỏ khai thác titan gây ra quá nhiều, người dân bức xúc đã nhiều năm nhưng chưa được giải quyết thấu đáo. "Ngay cả chuyện các cơ quan quản lý nhà nước thì nói mỏ đã dừng hoạt động để đánh giá lại nhưng trên thực tế người dân và báo chí ghi nhận mỏ vẫn còn hoạt động mà cũng không làm rõ được để xử lý thì làm sao có thể xử lý những chuyện khó hơn" - ông Thiện nói.
PGS-TS Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam, cho biết việc khai thác titan cần phải dùng rất nhiều nước nên sẽ gây ảnh hưởng đến hệ nước ngầm và có nguy cơ gây cạn kiệt các hồ nước tự nhiên ở Bình Thuận. "Những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của Bình Thuận như Bàu Trắng, Suối Tiên cũng lâm nguy nếu các mỏ titan vẫn khai thác theo cách thức như thời gian qua" - ông Cánh cảnh báo.
Trong nhiều văn bản báo cáo cho UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cũng nhìn nhận thời gian qua, tại các khu vực khai thác titan trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, nhất là về mùa khô. Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, môi trường sẽ bị suy thoái và nhất là sự bức xúc vì thiếu nước của người dân quanh các khu vực khai thác titan, từ nhiều năm trước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận có chủ trương đưa ra điều kiện ràng buộc các dự án khai thác titan không được phép khai thác nước từ nguồn nước ngầm, nước từ các suối, ao, hồ mà phải mua nguồn nước từ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi của tỉnh. Song đến nay, phương án này vẫn chưa thực hiện. 
Lê Phong (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).