Giấc mơ trưa của người mẹ và nỗi khắc khoải của vị Đại tá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ ngồi bên mâm cơm với 9 bộ bát đũa tưởng nhớ các con đã hy sinh gây ấn tượng mạnh với Đại tá Trần Hồng.
Đại tá Trần Hồng (SN 1947) được biết đến là nhà báo chuyên ghi lại hình ảnh về cuộc sống của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông còn đam mê chụp ảnh chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng, những “tượng đài hy sinh” của đất nước.
Trong căn hộ nằm trên tầng 2 khu tập thể phố Đường Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội) của ông, phòng khách rộng hơn chục mét vuông tràn ngập hình chụp Đại tướng và hình ảnh những người bà, người mẹ, những người phụ nữ trên khắp cả nước.
Đại tá, nhà báo Trần Hồng
Đại tá, nhà báo Trần Hồng
Tốt nghiệp ĐH Báo chí năm 1973, Trần Hồng về làm PV ảnh tại báo Quân đội Nhân dân.
"Lúc ấy, tôi mê chụp lắm, thấy gì cũng chụp. Chụp nhiều, cũng có nhiều ảnh đẹp, nhưng nhìn kỹ lại tôi vẫn chưa hài lòng vì chưa tìm được nguồn cảm hứng, sự rung động thực sự", ông chia sẻ.
Khi mới ra trường, ông ở tập thể số 8 Lý Nam Đế, cứ chiều chiều có một bà cụ hay đón cháu gái đi học về. Bà đi chợ về, bé gái tên Hòa cũng chạy ùa ra đón, tình cảm ấy ngày này qua ngày khác tạo cho ông một cảm hứng mãnh liệt.
Về thăm mẹ ở Hà Tĩnh, lúc đó mẹ ông đã cao tuổi nhưng bà vẫn coi ông như một đứa trẻ, tắm, gội đầu, kỳ lưng cho ông.
"Tôi có một tình cảm rất đặc biệt với mẹ, mỗi lần về phép tôi có cảm giác gần gũi vô cùng. Tôi nhìn vào mắt mẹ, nghĩ đến các đồng đội tôi. Niềm vui rất nhỏ nhưng rất nhiều bà mẹ Việt Nam không có vì con các mẹ ra mặt trận và mãi mãi không về", ông tâm sự.
Người phụ nữ đầu tiên mà ông chụp là mẹ ông, chụp năm 1973. Hình ảnh mẹ và hình ảnh bà cụ ở số 8 Lý Nam Đế bồi đắp cho ông đam mê chụp ảnh về Mẹ.
Cho đến giờ qua 45 năm, đề tài Mẹ vẫn là đề tài ông theo đuổi, số ảnh ông chụp chân dung Mẹ cũng lên tới gần 2.000 bức.
Đại tá, nhà báo Trần Hồng cùng tác phẩm mẹ Thứ bên mâm cơm
Đại tá, nhà báo Trần Hồng cùng tác phẩm mẹ Thứ bên mâm cơm
Đến địa phương nào, ông cũng dành ít nhất 30% thời gian để đi chụp chân dung các bà mẹ. Bà mẹ Quảng Nam, Đà Nẵng khiến ông ấn tượng nhất, cảm thấy có tình cảm đậm đà nhất.
Ám ảnh người mẹ 100 tuổi có 11 liệt sĩ
Trong đời cầm máy chụp, Đại tá Hồng ấn tượng nhất với Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Đó là người mẹ phải hứng chịu nỗi đau không từ nào có thể diễn tả. Nhà mẹ Thứ có đến 11 liệt sĩ, trong đó có 9 con trai, 1 con rể và 1 người cháu ngoại.
Năm 2001, ông chụp bức đầu tiên, cảnh mẹ Thứ ngồi trước mâm cơm với 9 bộ bát đũa bày ra để tưởng nhớ các con và coi đó là sự sum vầy. Bức ảnh toát lên sự cô đơn vĩ đại của người mẹ đã hiến dâng cả 9 người con cho đất nước.
"Bất chợt bữa đến nhà, tôi thấy mẹ đang ngồi như thế này. Bà bảo tôi rằng bà vẫn đợi nó về. 9 thằng chắc chắn có một thằng về với tôi, chắc chắn thế". 
 Hình ảnh mẹ Thứ bên mâm cơm đợi con được Đại tá Trần Hồng ghi lại
Hình ảnh mẹ Thứ bên mâm cơm đợi con được Đại tá Trần Hồng ghi lại
Bức ảnh thứ hai về mẹ Thứ khi bà ở tuổi 100, được thể hiện qua tác phẩm “Giấc mơ của bà mẹ”.
Ông kể đó là giây phút may mắn mà ông ghi lại được khi đến thăm đúng lúc mẹ đang ngủ trưa. Mẹ ngủ trong một giấc mơ êm đềm với hình ảnh người con trai trở về. Đó là di ảnh của người con đã in dấu hình chiếc khăn rằn của mẹ ngả trên ngực con trai như một niềm chia xa trong nỗi nhớ mong.
"Mẹ vẫn sống để chờ đợi con, những cuộc trở về của những người con trong mơ. Mẹ đã được nhìn từng mặt 9 người con trai trở về trong giấc mơ của mình", ông bồi hồi xúc động. Khoảnh khắc quý giá ấy đã làm nên một tác phẩm để đời cho ông về chân dung mẹ.
Một số hình ảnh do Đại tá Trần Hồng chụp lại về những người Mẹ:
 Tác phẩm
Tác phẩm "Giấc mơ của mẹ"
Mẹ Nguyễn Thị Khánh ở Kiên Giang có 7 người con đều nằm lại chiến trường. Bà ngồi một góc chông chênh, bên một niêu cơm, một con mèo, một khúc cá rán và mấy cọng rau
Mẹ Nguyễn Thị Khánh ở Kiên Giang có 7 người con đều nằm lại chiến trường. Bà ngồi một góc chông chênh, bên một niêu cơm, một con mèo, một khúc cá rán và mấy cọng rau
 
 Bà và cháu
Bà và cháu
Ngày đưa hài cốt con mẹ Cả Tám về quê nhà xã Đồng Nguyên, Tiên Sơn, Hà Bắc
Ngày đưa hài cốt con mẹ Cả Tám về quê nhà xã Đồng Nguyên, Tiên Sơn, Hà Bắc
 
 Hai bà mẹ Việt Nam anh hùng
Hai bà mẹ Việt Nam anh hùng
Trần Thường (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.