Những cô gái đẻ... mướn - Kỳ cuối: Vết thương khó lành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tìm được người đẻ thuê, sinh được đứa con như ý muốn nhưng mọi việc không hẳn đã êm xuôi. Những hệ lụy xảy ra sau đó nhiều khi nan giải...

Bà Bích sẵn sàng đón nhận con do chồng thuê đẻ, nhưng bà Phương không chịu giao con
Bà Bích sẵn sàng đón nhận con do chồng thuê đẻ, nhưng bà Phương không chịu giao con



Bà Hoàng Thị Bích và ông Nguyễn Văn Phong (56 tuổi), cưới nhau từ năm 1980. Từ ngày cưới nhau cho tới hai năm trước gia đình vẫn luôn êm ấm. Chỉ tới khi chuyện ông Phong thuê người đẻ mướn bị vỡ lở, gia đình bắt đầu vắng tiếng cười.

Đỉnh điểm là khi người đàn bà đẻ thuê tìm bà Bích yêu cầu bà nhường chồng thì mọi chuyện không thể giải quyết êm xuôi được nữa.


 

Sau khi đẻ mướn, bà Phương gặp vợ ông Phong yêu cầu nhường chồng và không chịu giao con
Sau khi đẻ mướn, bà Phương gặp vợ ông Phong yêu cầu nhường chồng và không chịu giao con



“Từng thương nhau tới mức củ khoai bẻ nửa, chia nhau từng miếng thịt mỡ, vậy mà chỉ vì khao khát một đứa con trai anh ấy đi thuê người đẻ mướn để rồi gia đình xào xáo, con xém từ cha, vợ sắp mất chồng…”, bà Bích bùi ngùi.

Bạn đời hay đứa con trai ?

Ngôi nhà ba lầu nằm trên đường Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) trước đây luôn ấm cúng nhưng gần một năm nay vắng tanh. Việc ông Phong thuê người đẻ con trai đã rất nhiều người bàn qua, tán lại nhưng mặc thiên hạ nói gì bà Bích vẫn tuyệt đối tin tưởng chồng. Chỉ tới khi chính miệng ông Phong thừa nhận chuyện đó, bà mới đổ sụp.

 

Nếu có tình yêu thật sự thì đứa con là sự gắn kết. Còn khi không có tình yêu thì việc tìm một cách nào đó để có con cũng chỉ là giải pháp tình thế và không mang lại sự bền vững.
 

Chị Bùi Thị Hoa (32 tuổi, ngụ H.Bình Chánh, TP.HCM)

Bà kể: “Năm ngoái, hết ba ngày tết, anh ấy thắp một nén hương lên bàn thờ gia tiên rồi thừa nhận anh thuê người đẻ vì sức ép từ dòng họ anh phải có con trai nối dõi. Tuy nhiên sẽ chỉ lấy con rồi cắt đứt mọi quan hệ”.

Mặc dù sốc nhưng bà Bích bình tĩnh bảo ông Phong đón đứa con trai về để bà nuôi. Bà sẽ đối xử với nó không khác gì con đẻ. Tuy nhiên, bà Phương (người đẻ mướn) không chịu giao con. Ngược lại, còn chủ động gặp bà Bích để yêu cầu bà nhường chồng.

Theo lời bà Bích, bà Phương luôn tìm cách kéo ông Phong gần mình. Lúc thì con trai bị sốt, lúc thì nó đòi bố... Những lý do như thế cứ lặp đi lặp lại để buộc ông Phong phải về thăm con trai. Nhưng khi bà Bích đi cùng chồng, bà Phương đóng cửa nói đứa bé không muốn gặp. Chạm tự ái, bà Bích lôi ông Phong bỏ về.

Tới nhà thì bà Phương gọi điện dọa tự tử, ông Phong sợ nên lật đật chạy sang. Những đêm như thế ông thường không về nhà.

Đến tết năm 2018 thì mọi chuyện quá sức chịu đựng, bà Phương bế con về quê ra mắt họ hàng. Dù không nhiều người chào đón nhưng bà Phương chủ động đi chào hỏi họ hàng chẳng khác nào con dâu. Không muốn ghen tuông đầu năm, cố giữ hết cái tết cho trọn vẹn, nhưng bà Bích buộc phải về Hà Nội trước. Bà Bích thổ lộ: “Nếu ông ấy vẫn không thể dứt khoát thì ly hôn. Công ty, nhà cửa ông ấy muốn giữ thì giữ, tôi sẽ đi Úc ở với con gái và không quay về nữa”.


 

Khi có đứa con trai, ông Phong đối mặt với nguy cơ mất vợ
Khi có đứa con trai, ông Phong đối mặt với nguy cơ mất vợ

Theo thỏa thuận ban đầu, khi đứa bé tròn một tuổi bà Phương phải giao con cho ông Phong. Mọi thỏa thuận kết thúc và căn chung cư ông Phong mua cho mẹ con bà Phương ở trước đó sẽ thuộc về bà Phương.


Tuy nhiên, tới thời điểm giao con bà Phương từ chối với lý do con trai đã quen sống có mình, sợ con thiếu thốn tình thương. Nếu muốn, ông Phong có thể lấy lại chung cư mẹ con bà Phương sẽ dọn ra ngoài.

Những tưởng sau khi có con trai mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp nhưng không ngờ việc thuê người đẻ mướn lại đẩy ông vào tình cảnh trớ trêu phải lựa chọn một mất một còn.

Ông Phong bị giằng co giữa một bên là tình nghĩa vợ chồng, một bên là con trai máu mủ. Tự tay lấy nước tưới cho cây lan Ý trước cửa nhà, ông Phong tâm sự: “Cây lan này tôi mua tặng bà ấy khi kỷ niệm 30 năm ngày cưới, vì đây là loại cây bà ấy thích nhất. Tôi sẵn sàng đánh đổi để có đứa con trai, nhưng nếu thứ phải đánh đổi là bà ấy thì tôi không thể. Không có bà ấy, ngôi nhà này chẳng còn ý nghĩa gì”.

Dù bà Bích thấu hiểu và sẵn sàng tha thứ, nhưng ông Phong hiểu việc ông từng thuê người đẻ mướn đã trở thành một vết thương khó lành trong lòng người bạn đời luôn thủy chung, son sắt với ông.
Vợ chồng ly tán

Chuyện gia đình ông Phong dù sao vẫn có thể cứu vãn, không như vợ chồng chị Bùi Thị Hoa (32 tuổi, ngụ H.Bình Chánh, TP.HCM).

Khi biết chị Hoa không thể sinh con, gia đình chồng ra điều kiện: Muốn tiếp tục cuộc hôn nhân thì phải tìm người sinh con thế. Cả hai vợ chồng đồng ý bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện.

Tuy nhiên, gia đình chồng cho rằng trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm không bằng những đứa trẻ được tạo ra tự nhiên nên yêu cầu tìm người đẻ mướn theo phương pháp thụ tinh trực tiếp.

“Từ khi có con hầu hết sự quan tâm của anh Tú và gia đình tập trung vào bé. Người phụ nữ đẻ mướn vẫn giữ liên lạc với anh Tú và được phép tới thăm. Nhiều khi tôi có cảm giác thừa thãi ở nhà chồng. Ba năm sau khi nhà có thêm thành viên mới, tôi quyết định ly hôn. Giờ tôi đã có gia đình mới, bên chồng và các con chồng. Sau mọi chuyện tôi nghĩ, nếu có tình yêu thật sự thì đứa con là sự gắn kết. Còn khi không có tình yêu thì việc tìm một cách nào đó để có con cũng chỉ là giải pháp tình thế và không mang lại sự bền vững”, chị Hoa tâm sự.

Từ năm 2015, cho phép mang thai hộ

Từ ngày 15.3.2015, theo luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) những cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ cần có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền rằng người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), vợ chồng đang không có con chung, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng bên vợ (hoặc bên chồng) người nhờ, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Nếu người mang thai hộ đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Theo PGS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện không thể xác nhận người nhờ và người mang thai hộ là người thân cùng họ hàng. Phía công an địa phương cũng cho rằng rất khó (hoặc không thể) xác nhận được người nhờ và người mang thai hộ là bà con thân thích.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
 

Lam Ngọc (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.