Lời thề giữ rừng của tộc người từng sống trong hang đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người A Rem, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình bảo vệ rừng như bảo vệ hũ gạo của mình, họ đã thề “người A Rem còn là rừng còn”.
Một già làng ở Tân Trạch vào rừng để chăm sóc và bảo vệ cây cối
Một già làng ở Tân Trạch vào rừng để chăm sóc và bảo vệ cây cối
Năm 1956, có 18 nhân khẩu của tộc người này được phát hiện sống trong các hang đá Bồng Cù, Va, So Đũa cheo leo lưng chừng núi đá vôi Phong Nha Kẻ Bàng.
Đến năm 1992, khi Bộ đội Biên phòng cùng cán bộ huyện Bố Trạch đi tìm, vận động ra lập bản mới ven đường 20, dân số người A Rem mới tăng lên 98 người. Hiện nay, cả xã đã có 100 hộ tương đương với 560 nhân khẩu.
Những ngày đầu trong hành trình hòa nhập với cộng đồng, nguy cơ quay trở lại hang đá, nguy cơ tuyệt chủng luôn rình rập, đau ốm, bệnh tật đe dọa triền miên. Người A Rem phải học nhiều thứ để có thể sinh tồn ở vùng đất mới.
Nhưng theo lời ông Đinh Lầu, Chủ tịch UBND xã Tân Trạch thì có một điều mà người A Rem không thể nào quên khi đến với cuộc sống mới - đó là phải giữ rừng.
Cuộc sống của người A Rem gắn liền với núi rừng, bản Km39 của người A Rem nằm ngay trong vùng lõi di sản Rừng Phong Nha-Kẻ Bàng nơi mà sự đa dạng sinh học được bộc lộ rõ ràng nhất, ưu tú nhất.
Khi phát hiện một tổ ong mật, người A Rem không đánh cả tổ như người Kinh, họ chỉ cắt phần có mật còn gọi là tục mích, phần con non và nhộng họ chừa lại để ong có thể tiếp tục sinh sản và cho những lứa mật mới.
Người A Rem hiện đang bảo vệ và chăm sóc 8,5 hecta rừng sưa
Người A Rem hiện đang bảo vệ và chăm sóc 8,5 hecta rừng sưa
Nói thế để thấy rằng, người A Rem luôn biết gìn giữ sản vật từ rừng, nơi cung cấp nguồn thực phẩm, vật liệu duy trì cuộc sống của họ một thời.
Họ sống trong vùng lõi di sản Phong Nha Kẻ Bàng, nhưng người A Rem không phá rừng, ngược lại họ đang góp phần giữ gìn rừng di sản.
Theo ông Đinh Huy Trí, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thì hiện nay, Ban quản lý vườn đã tin tưởng giao giữ hơn 3.400 hecta rừng trong dự án Bảo vệ rừng đặc dụng.
Mỗi quý, BQL Vườn sẽ chi 100 triệu cùng xã mua gạo lên để cấp phát cho bà con.
Người dân ở đây đã bảo vệ được rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bảo vệ được cả rừng Bách Xanh núi đá quý hiếm nhất Việt Nam nguyên vẹn. 
Với người A Rem, rừng là máu thịt, là thần hộ mệnh giúp bà con vượt qua đói khát, bệnh tật. Rừng cho bà con cái ăn, cho cây thuốc chữa bệnh mỗi khi thất bát, bệnh tật nên người A Rem xem rừng là báu vật, mỗi năm làng cúng thần rừng một lần.
Không lấy của rừng làm của riêng
Ở xã Tân Trạch, ý thức bảo vệ rừng của người dân rất cao, ở đây còn có một tổ bảo tồn thôn bản gồm 12 người.
Người Arem ghi tên vào thân cây để đánh dấu, phục vụ cho việc bảo tồn
Người Arem ghi tên vào thân cây để đánh dấu, phục vụ cho việc bảo tồn
Mỗi lần các cán bộ Kiểm lâm đi tuần tra sẽ gọi thêm vài người ở tổ này đi cùng nên việc quản lý, phối kết hợp giữa bà con dân bản và kiểm lâm rất tốt.
Ngoài rừng tự nhiên, người A Rem cũng đang chung thủy với khu rừng huê (sưa đỏ) trồng vào năm 2003. Đó là thời điểm người A Rem đã ổn định với cuộc sống mới, từ giã hẳn cuộc sống hang đá.
Khi ở bản mới, địa hình bằng phẳng hơn nhưng ít cây cối, người A Rem buồn vì cảm thấy thiếu rừng. Vì thế nên huyện Bố Trạch quyết định xanh hóa bản làng, mang cây huê giống lên rồi hướng dẫn cho bà con trồng, che phủ đất trống với diện tích 8,5 hecta.
Rừng huê cách bản khoảng 3km, nằm giữa một thung lũng đất bằng phẳng, huê được trồng ngay hàng, thẳng lối. Xen giữa những gốc huê, thỉnh thoảng lại thấy những cây ớt chỉ thiên, vài gốc mít, dăm ba gốc cam quả sai trĩu cành.
 
Người Arem ghi tên vào thân cây để đánh dấu, phục vụ cho việc bảo tồn
Người Arem ghi tên vào thân cây để đánh dấu, phục vụ cho việc bảo tồn
Theo ông Nguyễn Văn Đại, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch: “Hiện nay có 78 hộ dân tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng huê. Ban quản lý và bảo vệ rừng của xã trực tiếp phân lô, đếm cây, chủ hộ đứng ra nhận, có biên bản, có điểm chỉ hẳn hoi, sau này rừng huê cũng sẽ giao cho các hộ dân tự khai thác.
Rừng huê từ đây không chỉ tài sản chung của bản, mà còn là tài sản riêng từng hộ gia đình. Nhà nào làm mất, dù chỉ một gốc huê cũng bị phạt rất nặng”.
Trên mỗi gốc huê, bà con ghi tên mình bằng sơn đỏ vào để đánh dấu nên chỉ cần nhìn là biết khoảnh rừng đó thuộc quản lí của gia đình nào. Vào rừng huê, không khó để nhìn thấy những dòng tên bằng màu đỏ khắp rừng như Đinh Dinh, Đinh Lầu, Đinh Pin, Đinh Cất, Đinh Vinh...
Cách đây khoảng năm năm, khi gỗ huê lên cơn sốt, nhiều người đổ về A Rem ngã giá để được sở hữu những cây sưa đẹp nhất.
“Dù đắt cỡ nào chúng tôi nhất quyết không bán. Người A Rem chưa có ý định bán cánh rừng quý này bao giờ”, anh Đinh Linh, sở hữu hơn trăm gốc sưa cho biết. 
“Nhiều năm qua, hàng nghìn hecta rừng giao cho bà con bảo vệ và chăm sóc nhưng chưa lần nào xảy ra mất mát. Người A Rem không lấy của rừng làm của riêng, đối với họ rừng là máu thịt. Rừng còn thì người A Rem còn”, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch, ông Nguyễn Văn Đại nói thêm.
Hải Sâm (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.