"Ghé thăm" làng dệt chiếu cói có tuổi đời trăm năm ở Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vùng đất Tuy An, Phú Yên nổi tiếng với các sản phẩm thủ công từ chiếu cói suốt hàng trăm năm qua.

 

Tại làng Phú Tân, chiếu cói không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng mà còn tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thời tiết trong vùng khô nóng nên chiếu cói với nguyên liệu tự nhiên giúp giấc ngủ ngon hơn.
Tại làng Phú Tân, chiếu cói không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng mà còn tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thời tiết trong vùng khô nóng nên chiếu cói với nguyên liệu tự nhiên giúp giấc ngủ ngon hơn.
 Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân hiện có hơn 25 ha trồng cói sẵn có tại địa phương. Nhờ nguồn hàng ổn định, làng nghề nhiều năm nay vẫn phát triển mạnh, giúp giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động trong vùng.
Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân hiện có hơn 25 ha trồng cói sẵn có tại địa phương. Nhờ nguồn hàng ổn định, làng nghề nhiều năm nay vẫn phát triển mạnh, giúp giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động trong vùng.
Cả làng nghề hiện có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy. Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng một năm. Trung bình một người làm chiếu thu nhập khoảng 4 triệu đồng một tháng.
Cả làng nghề hiện có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy. Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng một năm. Trung bình một người làm chiếu thu nhập khoảng 4 triệu đồng một tháng.
Để làm ra một chiếc chiếu cói cần trải qua nhiều công đoạn. Cói thu hoạch rồi đem phơi, bó lại từng bó rồi mới đem nhuộm. Sau khi nhuộm tiếp tục phơi, trước khi dệt. Nhuộm cói là công đoạn quan trọng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm.
Để làm ra một chiếc chiếu cói cần trải qua nhiều công đoạn. Cói thu hoạch rồi đem phơi, bó lại từng bó rồi mới đem nhuộm. Sau khi nhuộm tiếp tục phơi, trước khi dệt. Nhuộm cói là công đoạn quan trọng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm.
Phơi cói cần nắng tốt thì màu mới được tươi, đẹp.
Phơi cói cần nắng tốt thì màu mới được tươi, đẹp.
Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, nhiều gia đình ở làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã trang bị máy móc để dệt, giúp tăng năng suất sản phẩm. Hiện làng có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy.
Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, nhiều gia đình ở làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã trang bị máy móc để dệt, giúp tăng năng suất sản phẩm. Hiện làng có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy.
Phần lớn lao động tại làng là nữ.
Phần lớn lao động tại làng là nữ.
 Nhiều người lớn tuổi vẫn còn làm nghề. Với kinh nghiệm lâu năm, họ chỉ dẫn lại cho người mới vào nghề. Một cặp chiếu dệt thủ công, giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng, chiếu dệt máy giá lên 130.000 - 160.000 đồng mỗi cặp.
Nhiều người lớn tuổi vẫn còn làm nghề. Với kinh nghiệm lâu năm, họ chỉ dẫn lại cho người mới vào nghề. Một cặp chiếu dệt thủ công, giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng, chiếu dệt máy giá lên 130.000 - 160.000 đồng mỗi cặp.
Sản phẩm chiếu của làng nghề không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định... Làng chiếu nằm ở xã An Cư, huyện Tuy An. Từ thành phố Tuy Hoà, bạn có thể chạy xe theo hướng quốc lộ 1A, đến ga Phú Tân hỏi người dân địa phương để đến nơi. Bạn có thể kết hợp chuyến thăm làng chiếu và đầm Ô Loan trong ngày.
Sản phẩm chiếu của làng nghề không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định... Làng chiếu nằm ở xã An Cư, huyện Tuy An. Từ thành phố Tuy Hoà, bạn có thể chạy xe theo hướng quốc lộ 1A, đến ga Phú Tân hỏi người dân địa phương để đến nơi. Bạn có thể kết hợp chuyến thăm làng chiếu và đầm Ô Loan trong ngày.


Theo VNE

Có thể bạn quan tâm

Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.