Vợ chồng 50 năm sống biệt lập giữa rừng Quảng Trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngồi trong căn nhà sàn ở cuối bản Ba Ngày (xã Tà Long, huyện Đăkrông, Quảng Trị), ông Hồ Văn Ky (75 tuổi) nói không biết đến khi nào mới nguôi nỗi nhớ rừng, nhớ căn nhà sàn cùng nương lúa nếp vàng óng giữa thung lũng Ka Ruông.

Ông cho hay, hai vợ chồng đã 50 năm sống biệt lập ở thung lũng Ka Ruông, cách bản gần nhất hai giờ đi bộ đường rừng. “Nay già yếu, đôi chân đã biết mệt khi đi rẫy, đôi tay không còn nhanh nhẹn khi cầm cây dao, nên bố mẹ về ở với con trai út”, ông Ky nói.

 

Ông Hồ Văn Ky trồng thuốc lá ở thung lũng Ka Ruông, phơi khô rồi đưa ra trung tâm đổi nhu yếu phẩm.
Ông Hồ Văn Ky trồng thuốc lá ở thung lũng Ka Ruông, phơi khô rồi đưa ra trung tâm đổi nhu yếu phẩm.

Từ đầu tháng 5 vừa rồi, ông trở về với con cháu, cuộc sống có nhiều tiện nghi hiện đại, được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, nhưng đôi mắt ông luôn đượm buồn.

Ông kể bố và ông nội đều sống ở Ka Ruông. Bấy giờ còn có một vài hộ dân khác sống cùng, nhưng các hộ khác đã bỏ đi trong thời chiến tranh. Năm 25 tuổi, chàng thanh niên Hồ Văn Ky lập gia đình với chị Hồ Thị Tươm, rồi sinh sống biệt lập ở Ka Ruông.

Sống giữa rừng, hai vợ chồng gần như tự cung tự cấp, không sóng điện thoại, không điện thắp sáng, không đường xe đi, ít người qua lại. Những người vào với ông Ky thường là dân đi rừng đặt bẫy hoặc lực lượng an ninh tuần tra trên khu vực biên giới.

 Ông trồng lúa nương, mỗi vụ kéo dài hơn nửa năm cho thu hoạch 15-16 bao lúa. “Chừng đấy lúa chỉ ăn được ba đến bốn tháng. Bố mẹ phải ăn thêm ngô, khoai, rồi nhiều cây trái từ rừng”, ông Ky kể. Vợ chồng ông Ky còn canh tác thêm bí đỏ, ngô, thuốc lá, chăn trâu và đặt bẫy bắt chuột và gà rừng.

Vợ chồng ông cũng nuôi lợn, chăn trâu. Trâu của dân bản Ba Ngày đưa vào gửi, ông đều nhận chăn không tính công. Đổi lại, người dân tặng ông ít nhu yếu phẩm.

Thung lũng Ka Ruông chật hẹp, nhưng đất đai màu mỡ, cho ra những sản vật nức tiếng cả vùng. Sau vụ thu hoạch, ông Ky gùi bí đỏ, thuốc lá, lợn, gà và dắt cả trâu… ra trung tâm xã Tà Long để đổi gạo, mắm muối đưa vào. “Từ thung lũng ra ngoài này hết năm tiếng đi bộ. Bố phải đi từ hôm trước, ngủ qua đêm, sáng hôm sau đổi hàng rồi quay vào”, ông Ky nhớ lại. Khoảng năm năm trở lại đây, bản Ba Ngày có đường xe máy vào đến nơi nên ông Ky chỉ cần ra đến bản là đổi được hàng.

 

Tuổi cao, sức khoẻ yếu nên ông Ky cùng vợ là Hồ Thị Tươm (67 tuổi) ra bản sống cùng con trai.
Tuổi cao, sức khoẻ yếu nên ông Ky cùng vợ là Hồ Thị Tươm (67 tuổi) ra bản sống cùng con trai.

Hai vợ chồng ông sinh được năm con gái, hai trai, khi lớn lên, những đứa trẻ được gửi ra ở nhà em trai ông ăn học, rồi lập gia đình và sinh sống tại đây. Đến nay, còn người con trai út Hồ Văn Hùng chưa lập gia đình.

Con gái của ông Ky, chị Hồ Thị Rim sống ở bản Ba Ngày, thỉnh thoảng mang hai con trai lên thăm ông nội. Chiều về, khi ông Ky mang lưới ra suối, hai đứa cháu bì bõm theo sau gỡ từng con cá.

 Đưa ngón tay chỉ những cánh rừng thênh thang phía trước bản làng, ông Ky bảo “cánh rừng đó là bố giữ, cánh rừng kia cũng bố giữ. Nếu bố không giữ họ cưa hết gỗ rừng rồi. Sống ở rừng, mỗi sớm mai nghe tiếng gà gáy là thích lắm”.

50 năm sống giữa rừng, ông Ky học được biết bao kỹ năng sinh tồn. Ông nắm rõ thói quen của từng con thú, nhưng thỉnh thoảng ông chỉ đánh bẫy chuột và gà rừng, vì theo ông đó là hai loài sinh sản nhanh. Những cái cây, hòn đá, con suối... đã quá đỗi thân quen đối với ông.

"Nhiều người bảo bố ra làng sống, bố có ra thử nhà con gái nhưng khoảng hai ngày là thấy buồn lòng. Mẹ cũng không muốn đi. Ở đây có gạo nếp, có cá suối, có rau rừng... đủ để sống ngày trẻ thì khi tuổi già đến vẫn sống được. Bố ở lại đây để giữ lời hứa bám đất giữ rừng với bố mẹ, trước đây rừng rậm, thú dữ họ vẫn bám được mà", ông Ky bộc bạch.

Anh Hồ Văn Liêu, trưởng thôn Ba Ngày nói vợ chồng Hồ Văn Ky thuộc quản lý hành chính của thôn, nhưng sống biệt lập giữa rừng già. “Vợ chồng ông Ky sống gắn bó với rừng, góp phần giúp thôn giữ rừng, chưa từng có vi phạm gì”, anh Liêu nói.

Hoàng Tào/VNE

Có thể bạn quan tâm

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).