Người đàn ông 30 năm sống nude trên đảo hoang ở Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ định trốn khỏi thế giới văn minh nhiều nhất là 2 năm, ông Nagasaki đã ở luôn 3 thập kỷ một mình trên khu đảo hoang vu. 
Ông Masafumi Nagasaki, 82 tuổi, đến Sotobanari, một quần đảo ở tỉnh cực nam Okinawa vào năm 1989. Ông sống lặng lẽ cô độc tại đó cho tới khi được biết đến năm 2012 với tên "người ẩn dật không áo quần". 
 Ông Nagasaki nói rằng nhờ luôn tuân theo quy luật của tự nhiên nên đã sống khỏe suốt 3 thập kỷ trên đảo. Ảnh: Reuters.
Ông Nagasaki nói rằng nhờ luôn tuân theo quy luật của tự nhiên nên đã sống khỏe suốt 3 thập kỷ trên đảo. Ảnh: Reuters.
Cuộc sống của ông được ghi lại bởi Alvaro Cerezo - giám đốc một công ty du lịch, người chuyên tìm hiểu về cuộc sống trôi dạt trên các đảo hoang, bao gồm cả trường hợp người rừng phiên bản đời thật tại Việt Nam là Hồ Văn Lang. Không có điện thoại, đèn, nước sạch trên đảo. Ông Nagasaki cũng có cực ít quần áo. Ông phơi mình trước những cơn bão và lũ muỗi đói.
Người đàn ông đặc biệt này chỉ ước được chết trên hòn đảo mà ông gọi là nhà suốt ba thập kỷ qua. "Tìm nơi để yên nghỉ là việc rất quan trọng và tôi quyết định đây là chỗ dành cho mình, được bao quanh bởi thiên nhiên", ông nói với Reuters năm 2012.
 Người đàn ông 82 tuổi nói rằng điều ông nhớ nhất ở xã hội văn minh là chiếc bật lửa - thứ giúp cuộc sống của con người tiện lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Reuters
Người đàn ông 82 tuổi nói rằng điều ông nhớ nhất ở xã hội văn minh là chiếc bật lửa - thứ giúp cuộc sống của con người tiện lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Reuters
Ông kể với Alvaro Cerezo, rằng: "Tôi không muốn rời khỏi đây. Tôi sẽ bảo vệ hòn đảo này. Tôi sẽ không bao giờ đi tìm một thiên đường như vậy ở đâu khác. Ở đây tôi chẳng bao giờ thấy buồn".
Theo The Sun, không rõ trước đây làm thế nào ông Nagasaki lại đến đảo Sotobanari . Ông từng lấy vợ và có hai con nhưng nay "không muốn nói gì về quá khứ nữa". Trước khi tới đảo, ông từng là một  nhiếp ảnh gia, sau đó mở một quán rượu ở thành phố cảng Honshu. 
Ông Nagasaki kể rằng từ hồi còn làm việc tại nhà máy ở Osaka, ông nghe đồng nghiệp kể một quần đảo bí ẩn và từ đó ông luôn mơ ước trốn khỏi xã hội văn minh. Một ngày, trên máy bay, ông kinh sợ khi nhìn thấy khối ô nhiễm trên biển. Sau chuyến đi đó, người đàn ông thành phố chưa từng phiêu bạt đóng gói hành lý và đi tìm nơi trốn ở đảo xa. 
Khi ấy ông nghĩ mình sẽ ở đó nhiều nhất là 2 năm nhưng cuối cùng lại gắn bó suốt 30 năm. "Trong xã hội ngoài kia, người ta đối xử với tôi như một kẻ ngốc. Trên đảo này, tôi không cảm thấy như vậy. Ở đây, tôi không phải làm những việc người ta bảo tôi làm, tôi chỉ tuân theo quy luật của tạo hóa. Bạn không thể thống trị thiên nhiên mà chỉ hoàn toàn thuận theo nó", ông nói.
Ông Nagasaki nói chưa bao giờ thấy buồn khi ở một mình trên đảo hoang. Ảnh: Reuters.
Ông Nagasaki nói chưa bao giờ thấy buồn khi ở một mình trên đảo hoang. Ảnh: Reuters.
Vài năm đầu sống trên đảo, ông Nagasaki vẫn mặc quần áo nhưng sau khi bị một cơn bão cuốn trôi nhiều đồ đạc, ông nhận ra "mặc đồ không hợp với cuộc sống của tôi ở nơi này" và bắt đầu sống nude hoàn toàn. 
Ông dành phần lớn thời gian ở một mình trên đảo nhưng cũng có vài người bạn ở vài nơi xa lạ. Ông không ăn cá, thịt và cũng từ chối dùng trứng rùa khi đến mùa sinh sản của chúng. "Tôi thấy những chú rùa con chào đời và bò về phía biển. Mỗi lần vậy tôi đều nổi da gà và nghĩ cuộc sống này thật kỳ diệu xiết bao", ông nói.
Mặc dù hoàn toàn tự do trên thiên đường nhiệt đới, thói quen của ông Nagasaki rất nghiêm ngặt: Tập thể dục mỗi sáng, sau đó là đi làm sạch bãi biển. "Tôi chưa bao giờ thấy bãi biển nào sạch như thế, kể cả những khu đảo nghỉ dưỡng xa hoa nhất. Tôi đã có 5 ngày không thể quên ở đó và tôi vô cùng biết ơn cơ hội cho mình tới đây, gặp người đàn ông đặc biệt này", Cerezo viết.
Tuy nhiên, tháng 4 năm 2018, chính quyền đã đưa ông Nagasaki về với cuộc sống văn minh. "Ông ấy bị đưa ra khỏi đảo, có người thấy ông có vẻ rất yếu", Cerezo kể.
Vương Linh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.