Người chăm giữ... xác người-kỳ 3: Con theo cha vào nghề nhận tử thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài việc trông coi, bảo quản chăm sóc tử thi, những người làm việc đặc biệt ở trường Đại Học Y Dược còn kiêm luôn việc tiếp nhận các xác được hiến tặng phục vụ cho khoa học.

Anh Đỗ Thành Nhân, Trưởng nhóm tiếp nhận bảo quan thi hài Bộ môn giải phẫu học, trường Đại Học Y Dược TP.HCM, có 20 năm làm nghề tại đây. Theo anh, nghề này cũng bình thường như bao nghề khác, cũng có khó khăn vất vả...

 
Anh Đỗ Thành Nhân, người có hơn 20 năm làm nghề trông giữ tử thi.
Anh Đỗ Thành Nhân, người có hơn 20 năm làm nghề trông giữ tử thi.

Họ hàng, người thân đều theo nghề giữ tử thi

Ở tổ tiếp nhận, bảo quản thi hài của Bộ môn giải phẫu học, Trường ĐH Y Dược TP.HCM có 8 thành viên, phụ trách công tác bảo quản, tiếp nhận thi hài dành cho việc nghiên cứu khoa học, sinh viên ngành Y thực tập. Những người này đa phần đều có quan hệ họ hàng với nhau.

Vì thế, anh Đỗ Thành Nhân được xem như thế hệ nối nghiệp lâu đời nhất trong Bộ môn giải phẫu học này. Ngay từ khi còn trẻ, anh Nhân đã nối tiếp truyền thống của cha để bước vào nghề bảo quản thi hài. Theo anh Nhân, cơ duyên để anh đến với nghề là từ người cha của mình.

Ban đầu anh Nhân chỉ phục việc bảo quản thi hài cho cha ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, còn anh làm ở Trường Đại học Y Dược. Một lần do trường Đại học Y Dược thiếu nhân sự nên anh Nhân quyết định chuyển về trường này nhận việc.

 

Anh Đỗ Thành Nhân được xem như thế hệ nối nghiệp lâu đời nhất trong nghề giải phẫu học.
Anh Đỗ Thành Nhân được xem như thế hệ nối nghiệp lâu đời nhất trong nghề giải phẫu học.

"Hồi xưa có ông cậu làm trước, sau đó tới cha tôi và bây giờ là tôi tiếp nối nhau làm nghề này. Hiện giờ đa số là anh em tụi tui làm, giờ có tui, em ruột, em rể, thậm chí cả con của tôi cũng làm việc ở đây. Bản chất của nghề này là tiếp xúc với xác người nên nhiều người cũng ngại, sau một vài ngày thì họ chạy mất nói chi đến chuyện ký hợp đồng lâu dài", anh Nhân chia sẻ.

Trong những ngày gần đây, khi được dịp tham quan các căn phòng bản quản tử thi, tôi có hỏi anh Nhân: "Anh làm việc ở đây có sợ không". Anh Nhân đáp: "Có nhiều người cũng hỏi tôi như vậy. Hỏi tôi có bao giờ thấy ma không. Tôi chỉ nói có thấy gì đâu. Tôi cũng thấy rất bình thường".

 

Các xác tử thi được nhiều người sau khi qua đời hiến tặng nhằm phục vụ cho khoa học.
Các xác tử thi được nhiều người sau khi qua đời hiến tặng nhằm phục vụ cho khoa học.

Do anh được tiếp xúc, làm quen với tử thi ngay khi còn trẻ nên dần dần việc tiếp cận xác chết của anh Nhân không có gì là ghê gớm. Công việc hằng ngày của tổ là bảo quản các tử thi bằng cách ngâm hoá chất, bơm thuốc xử lý hoặc cất vào kho lạnh. Đến ngày sinh viên thực tập, tổ sẽ mang tử thi ở kho lạnh ra ngoài, để "nguội" khoảng 3 tiếng rồi chuyển qua phòng thực hành. Còn khu vực cạnh bên là phòng giải phẫu, nơi chứa hàng chục tử thi được ngâm với hóa chất trong các thùng inox. Ở đây, mỗi khi cần nghiên cứu, anh Nhân liền mở nắp các thùng, dùng tay quay để nâng tử thi từ bên dưới. Với các khung xương, sau khi xử lý bằng cách cạo bỏ lớp da thịt, anh Nhân cũng tự tay lắp ghép lại rồi bảo quản.

"Làm nghề này phải biết các đốt xương như thế nào. Ví dụ như đốt xương sống cổ hay thắt lưng nằm ở đâu để lắp ghép lại. Nhưng đối với nghề này đa số là tôi phải tự học từ những người đi trước, chứ không ai dạy tôi gì cả", anh Nhân chia sẻ.

Đối với những tử thi đã quá thời hạn nghiên cứu, anh Nhân kiêm luôn việc tắm rửa tử thi, cạo những mảng thịt, da để lấy xương lưu giữ cho việc học. Không những thế anh Nhân còn kiêm luôn việc an táng cho các tử thi khi đã hết thời gian phục vụ rồi liên hệ trả tro cốt người chết về lại gia đình.

 

Ngoài việc lưu trữ xác chết, ở đây còn lưu giữ các bộ phần xương người để cho sinh viên Y khoa học tập.
Ngoài việc lưu trữ xác chết, ở đây còn lưu giữ các bộ phần xương người để cho sinh viên Y khoa học tập.

Nửa đêm đi nhận tử thi

Ngoài chuyện bảo quản tử thi, anh Nhân còn làm luôn việc tiếp nhận tử thi từ những người hiến tặng. Đến nay anh Nhân ước tính đã tiếp nhận đến gần 700 tử thi.

Trong suốt khoảng thời gian đó, hầu như thời gian anh Nhân ở trường còn nhiều hơn ở nhà. Vì việc tiếp nhận không kể giờ giấc, có khi anh phải ở lại trường suốt đêm là chuyện thường. Hay có những lúc anh Nhân vẫn phải túc trực tận nửa đêm đi nhận tử thi rồi mang về trường.

Anh Nhân so sánh công việc ở nhà xác không "ghê" bằng công việc tiếp nhận và bảo quản tử thi: "Ở nhà xác chỉ tiếp nhận xác rồi cất vào tủ đông đến khi có thân nhân đến nhận rồi bàn giao. Còn công việc của tôi thì khi có người hiến xác, tôi sẽ thông báo cho anh em chuẩn bị xe, áo quan,… đi đến tận nhà của người ta nhận về, xong mình sẽ ướp, bảo quản, sau đó đem xác ra vô cho sinh viên thực hành".

 

Các mảnh xương chân được anh Nhân xử lý chuẩn bị lắp ghép trở lại.
Các mảnh xương chân được anh Nhân xử lý chuẩn bị lắp ghép trở lại.

Kể về những kỷ niệm trong lần tiếp nhận tử thi, anh Nhân cho biết có khi ngay đêm giao thừa, mùng 2 tết đi nhận tử thi, hoặc có lúc cao điểm một ngày nhận liên tục 1 đến 2 tử thi là chuyện thường. Những năm tháng trước kia, khi nhận được tin người hiến xác qua đời, có khi anh còn lặn lội đến tận vùng Cà Mau, vào trong những khu vực xa xôi hẻo lánh.

"Làm nghề này phải có tâm, cái tâm bảo quản tử thi là cái đầu tiên. Còn cái tâm thứ hai là khi đến nhà nhận xác. Vì thân thể của cha mẹ người ta, họ đâu phải dễ cho mình mang đi. Lúc đó cái mình cần là cái tâm trong sáng, làm cho thân nhân người chết hiểu được ý nghĩa của việc hiến xác", anh Nhân nói về tâm niệm khi làm nghề của mình.
Tuy vậy, anh Nhân cũng cho rằng người làm nghề này phải luôn coi các tử thi mà mình chăm sóc như những người thân trong nhà. Có như thế mới gắn bó lâu dài với nghề.

Phạm Hữu/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).