Cựu binh Mỹ và cây vĩ cầm gắn bó với phụ nữ nghèo Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

25 năm qua, ông Mike Boehm là "ông Mai phụ nữ" ở vùng nông thôn nghèo Quảng Ngãi. 25 năm qua ông cũng góp tiếng vĩ cầm trong mỗi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai.

Chiều 14-3, bà Phạm Thị Hồng Hải - phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Quảng Ngãi - đã thay mặt Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao kỷ niệm chương ghi nhận cống hiến "Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam" cho cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm - người mỗi lần tưởng niệm vụ thảm sát Sơn Mỹ đều không quên đóng góp tiếng vĩ cầm hòa bình của mình.

 

Tiếng vĩ cầm nổi tiếng tại Sơn Mỹ của cựu binh Mike Boehm.
Tiếng vĩ cầm nổi tiếng tại Sơn Mỹ của cựu binh Mike Boehm.

Người đàn ông làm hội viên hội phụ nữ

Đây là sự tri ân những năm tháng ông Mike Boehm gắn bó với phong trào phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn Quảng Ngãi.

Người cựu binh này không quản ngại khó khăn đi về các miền quê Quảng Ngãi thăm hỏi, hỗ trợ vốn giúp phụ nữ xóa đói, giảm nghèo. Từ số tiền ban đầu vỏn vẹn 3.000USD, ông Mike Boehm đã lặng lẽ quyên góp vốn hỗ trợ cho hàng trăm phụ nữ nghèo ở Quảng Ngãi với hơn 1,6 tỉ đồng. Ông còn xây nhà tình thương cho các chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Mike Boehm còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân nước ngoài ủng hộ hàng tỉ đồng giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, trao học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ công trình nước sạch cho các trường học Quảng Ngãi...

 

25 năm qua ông Mike Boehm được phụ nữ nghèo Quảng Ngãi gọi là
25 năm qua ông Mike Boehm được phụ nữ nghèo Quảng Ngãi gọi là "ông Mai phụ nữ".

Đến Sơn Mỹ và bắt đầu những hành động đẹp của mình từ năm 1993, ông đã khiến phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi vô cùng xúc động. Họ thường gọi ông là "ông Mai phụ nữ", thậm chí kết nạp ông làm hội viên danh dự của Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi.

Trước sự tri ân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua tấm kỷ niệm chương, ông Mike Boehm cảm thấy xúc động lẫn tự hào, coi đó là sự bao dung của người Việt Nam đối với người Mỹ để cùng nhau bước qua quá khứ.

"Tôi đã đồng hành cùng phụ nữ nghèo Quảng Ngãi 25 năm rồi. Và tôi vẫn muốn tiếp tục đồng hành trong thời gian tới. Tôi hi vọng mình khỏe để tiếp tục công việc và những dự định đang còn ấp ủ ở Quảng Ngãi", ông Mike Boehm tâm tình.

Tiếng vĩ cầm hòa bình ở Sơn Mỹ

Mike Boehm là cựu binh Mỹ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Ông căm ghét chiến tranh và luôn day dứt khi đã đến Việt Nam tham chiến.

Năm 1968, lúc xảy ra vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ông đang đóng quân ở Củ Chi (TP.HCM). Dù không tham gia vụ thảm sát nhưng ông luôn cảm thấy ám ảnh mỗi lần xem ảnh hay nghĩ đến sự kiện đã giết hại 504 thường dân Việt Nam vô tội.

 

"Ông Mai phụ nữ" nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam".
"Ông Mai phụ nữ" nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam".

Tròn 25 năm qua, ông Mike Boehm đều đặn góp tiếng vĩ cầm réo rắt giữa hương khói trong các lễ tưởng niệm vụ thảm sát này. Bên tượng đài ghi dấu ký ức về những thường dân vô tội bị sát hại, ông Mike Boehm mong tiếng đàn của mình có thể gửi đi thông điệp hòa bình, để không còn những vụ thảm sát đau lòng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Dịp kỷ niệm 50 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968 - 16-3-2018) năm nay, ông Mike Boehm đã tròn 70 tuổi. Ông nói rằng tay mình vẫn còn đủ mềm để kéo vĩ cầm giữa ngôi làng đau thương.

Ông Mike Boehm và tiếng vĩ cầm ở Sơn Mỹ đã trở nên nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới thông qua bộ phim tài liệu "Tiếng vỹ cầm Mỹ Lai" của đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm 1998.

Bộ phim khắc họa những mất mát và tổn thương trong vụ thảm sát xảy ra tại Sơn Mỹ - chỉ trong vài giờ buổi sáng 16-3-1968, quân đội Mỹ đã giết chết 504 dân thường vô tội - qua lời kể của các nhân chứng lồng trong tiếng vĩ cầm của Mike Boehm.

Bộ phim chưa đựng hi vọng chuộc lỗi và gửi đi thông điệp khép lại quá khứ nhìn về tương lai. Bộ phim tài liệu này đã đoạt giải Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức ở Thái Lan năm 1999, và giải Bông Sen bạc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 cùng năm.

Trần Mai/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.